Tranh chấp về hợp đồng đặt cọc mua đất có phải hòa giải ở UBND không
Mẹ tôi có lập một hợp đồng đặt cọc để nhận chuyển nhượng mảnh đất của một người. Trong hợp đồng đặt cọc có nêu rõ trong thời gian 3 tháng thì bên nhận đặt cọc sẽ tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mẹ tôi. Tuy nhiên, hiện nay chủ đất lại bán mảnh đất này cho người khác. Vậy cho tôi hỏi nếu mẹ tôi muốn khởi kiện để đòi lại tiền đặt cọc và tiền bồi thường thì có phải hòa giải ở UBND không? Tôi có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nào? Trường hợp của mẹ tôi hợp đồng đặt cọc chỉ viết tay thì có giá trị pháp lý không?
- Khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất khi tặng cho có điều kiện
- Chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất cho hai người khác nhau
Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề tranh chấp về hợp đồng đặt cọc mua đất có phải hòa giải ở UBND không
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP theo đó:
“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.
Căn cứ quy định nêu trên, thì đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Do đó trường hợp mẹ bạn và bên bán có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc mua đất (tranh chấp giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất) thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã, phường trước khi khởi kiện.
Thứ hai, về nơi nộp đơn khởi kiện
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 theo đó:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi chủ đất đang cư trú để yêu cầu người này trả tiền đặt cọc và bồi thường tiền cọc theo hợp đồng đặt cọc đã ký.
Thứ ba, về vấn đề hợp đồng đặt cọc viết tay thì có giá trị pháp lý không
Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn trực tuyến đất đai 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn
–>Hiệu lực của hợp đồng đặt cọc mua bán đất