Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã? Tôi có một mảnh đất diện tích 100 m2 được bố mẹ vợ cho vợ chồng sau khi kết hôn và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chúng tôi đã xây dựng 1 căn nhà cấp 4 trên đất bằng số tiền vợ chồng tích góp trong 5 năm.
Năm 2010, chồng tôi không may qua đời. Bố mẹ chồng tôi yêu cầu tôi trả lại mảnh đất. Tôi đã thỏa thuận với bố mẹ chồng là tôi sẽ chia 1/4 giá trị nhà và đất cho bố mẹ chồng nhưng bố mẹ chồng tôi không chấp nhận. Hiện tôi đã nộp đơn lên UBND xã để yêu cầu giải quyết tranh chấp này. Cho tôi hỏi việc giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã được tiến hành như thế nào?
- Giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên không thực hiện theo biên bản hòa giải
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 được hướng dẫn tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai. Sau khi bạn nộp đơn yêu cầu hòa giải cho Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành các bước sau:
Bước 1:
Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
Bước 2:
Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải, thành phần của Hội đồng bao gồm những đối tượng sau:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịc hội đồng;
+ Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã;
+ Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
+ Trưởng thôn, trưởng ấp;
+ Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã.
Bước 3:
Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Việc tổ chức hòa giải phải được diễn ra trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của bạn.
Bước 4:
Lập biên bản hòa giải với các nội dung sau đây:
+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
+ Thành phần tham dự hòa giải;
+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc;
+ Thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp;
+ Nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau khi hòa giải tại UBND xã thành thì bạn và bố mẹ chồng bạn tiến hành theo biên bản hòa giải mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu hòa giải không thành hoặc hòa giải thành nhưng một bên không thực hiện thì bạn có thể là đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để giải quyết tranh chấp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Thay đổi thông tin nhà ở trên Giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất
- Xử lý trường hợp chậm nộp tiền trúng đấu giá tại Phú Thọ năm 2022
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh
- Thời gian chi trả tiền bồi thường sau khi nhận quyết định thu hồi đất
- Nộp tiền với đất được giao trái thẩm quyền có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền