19006172

Quy định về đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn

Quy định về đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn

Tư vấn An Nam cho tôi hỏi, tôi đang trong quá trình làm hồ sơ đăng kí kinh doanh, tôi có truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp có 1 tên mà doanh nghiệp khác đọc gần giống với tên mà tôi dự định đăng kí cho công ty của mình. Tôi dự định đặt tên ch công ty bên tôi là “Công ty TNHH Mỹ Linh“, trong khi tên công ty kia là “Công ty TNHH Mỹ Lynh” và hiện công ty này đã phá sản. Không biết tôi có thể đăng kí tên này được không?



Tên doanh nghiệp gây nhầm lẫnTư vấn pháp luật doanh nghiệp:

Với trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2014 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng kí doanh nghiệp:

Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn

Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7:1900 6172

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký“.

Điều 17. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp;

b) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký“.

Pháp luật hiện hành hiện không quy định thế nào là tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn, tuy nhiên đã liệt kê các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng kí. Theo đó, pháp luật cấm không được đặt tên gây nhầm lẫn.

Kết luận:

Tóm lại, bạn dự định đặt tên cho công ty là “Công ty TNHH Mỹ Linh” và có truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp thì có 1 công ty khác có tên đọc giống với tên mà bạn dự định đặt cho công ty đó là “Công ty TNHH Mỹ Lynh”. Và đây là một trong những trường hợp cấm đặt tên do có thể gây nhầm lẫn  do tên tiếng Việt có cách đọc giống nhau theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên công ty này đã phá sản. Vậy nên theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì bạn có thể đặt tên mà bạn dự định cho công ty của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Quy định về đặt trùng tên doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam