19006172

Những trường hợp được vượt xe bên phải

Tôi muốn hỏi một số quy định về vượt xe. Theo tôi được biết thì các xe khi tham gia giao thông chỉ được phép vượt bên trái. Vậy có trường hợp nào được vượt xe bên phải không? Nếu tôi không thuộc trường hợp vượt xe bên phải mà tôi vẫn vượt thì mức phạt cụ thể là bao nhiêu tiền? Có thể nộp phạt tại chỗ được không? Nếu không được thì có thể ủy quyền cho người khác được không


vượt xe bên phảiVề những trường hợp được vượt xe bên phải Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về các trường hợp được vượt xe bên phải

Căn cứ Điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về vượt xe:

“4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được”.

Như vậy, theo quy định trên về nguyên tắc khi vượt xe phải vượt bên trái tuy nhiên trong ba trường hợp thì được phép vượt bên phải đó là:

– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

– Khi xe điện đang chạy giữa đường;

– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, khi bạn vượt xe cũng cần lưu ý những điều kiện để vượt xe: Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn; xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải (theo khoản 1 và 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008).

Thứ hai mức phạt lỗi vượt xe bên phải

Căn cứ theo quy định  tại điểm h khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;”

Như vậy, trong trường hợp trên, nếu bạn vượt xe bên phải trong trường hợp không được phép thì bị sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng- 600.000 đồng. Bạn chỉ bị phạt tiền chứ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Thứ ba, về vấn đề nộp phạt tại chỗ

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.

Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:

“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.

Như vậy:

Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Và người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản.

Do đó, trường hợp của bạn, bạn vi phạm lỗi vượt xe bên phải và bị phạt từ 400.000 đồng – 600.000 đồng thì đã vượt quá số tiền được nộp phạt tại chỗ nên bạn sẽ không nộp phạt tại chỗ được. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Những lỗi vi phạm giao thông được nộp phạt trực tiếp, không phải lập biên bản

vượt xe bên phải

Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, về việc ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.

Theo đó; cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người nhà của bạn thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông. 

–>Uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông

Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, người nhà của bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây: 

+ Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;

+ Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;

+ Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn

Mọi thắc mắc liên quan đến vượt xe bên phải, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Vượt xe khác không đúng quy định

luatannam