Bắt cóc và hiếp dâm trẻ em thì khung hình phạt như thế nào?
“Năm 2014, Hùng (dưới 16 tuổi), là đối tượng nghiện ma túy, đã bị Tòa án nhân dân huyện X xử phạt 42 tháng tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Hùng đã chấp hành xong các quyết định xử phạt của bản án vào ngày 22/02/2023. Để có tiền tiêu xài và sử dụng ma túy, Hùng đã chủ động lên kế hoạch và rủ Cường (15 tuổi) và cả hai cùng thống nhất thực hiện việc bắt cóc bé Hằng (08 tuổi) để đòi 200 triệu đồng “tiền chuộc” từ anh Minh (bố bé Hằng). Sáng ngày 01/4/2023, Hùng và Cường bắt cóc bé Hằng và đưa đến một căn nhà bỏ hoang xa khu dân cư. Sau khi ép bé Hằng đưa số điện thoại của anh Minh, Hùng đã gọi điện cho anh Minh yêu cầu đưa số tiền trên và nói cụ thể thời gian, địa điểm giao tiền, Hùng còn đe dọa sẽ giết bé Hằng nếu anh Minh báo Công an. Sau đó, Hùng đi mua thức ăn và bảo Cường trông giữ bé Hằng. Trong khi giữ bé Hằng, Cường dụ dỗ, ra điều kiện với bé Hằng cho mình giao cấu thì sẽ được thả. Bé Hằng đã đồng ý và Cường đã thực hiện hành vi giao cấu đối với bé (sự việc này Hùng không hề hay biết). Trong quá trình vụ việc đang diễn ra theo kế hoạch của Hùng và Cường thì hai người này bị Công an bắt giữ, bé Hằng được giải thoát trở về với gia đình. Từ khi xảy ra sự việc đến nay, sức khỏe bé Hằng bị giảm sút, rối loạn về tinh thần do những hành vi của Hùng, Cường gây ra. Hỏi: Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì Hùng, Cường phạm tội gì? Cụ thể đó là những tội danh nào, khung hình phạt nào? Tại sao?”
- Tư vấn về tội hiếp dâm và cướp tài sản
- Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Bắt cóc và hiếp dâm trẻ em thì khung hình phạt như thế nào, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì:
“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11 % đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.”
Theo thông tin nêu trên thì cả 2 đối tượng là Hùng và Cường đã có hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với số tiền là 200 triệu đồng (từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.0000.000 đồng).
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Mục I Nghị quyết Số: 02-/HĐTP/NQ ngày 16 tháng 11 năm 1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về phạm tội có tổ chức thì:
“3- Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây:
c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Thí dụ: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm; tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm v.v…”
Do cả 2 người đã có sự bàn bạc, thống nhất, lên kế hoạch từ trước để thực hiện nên cả 2 đối tượng có thể bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức. Ngoài ra, 2 đối tượng còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội với người dưới 16 tuổi, gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân. Về phía Hùng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy khi dưới 16 tuổi (từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi) nên sẽ không được coi là có án tích và sẽ không bị áp dụng tình tiết tăng nặng khung hình phạt là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, đối với hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng nên cả 2 đối tượng sẽ bị áp dụng khung hình phạt quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm.
Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ hai, về hành vi giao cấu với bé Hằng
Căn cứ tại Điểm b Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì:
“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.”
………
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
………
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Bộ luật này quy định về đồng phạm thì:
“Điều 17. Đồng phạm
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Theo thông tin được cung cấp ở trên, Hùng đi mua thức ăn và bảo Cường trông giữ bé Hằng. Trong khi giữ bé Hằng, Cường dụ dỗ, ra điều kiện với bé Hằng cho mình giao cấu thì sẽ được thả. Bé Hằng đã đồng ý và Cường đã thực hiện hành vi giao cấu đối với bé (sự việc này Hùng không hề hay biết). Qua đó có thể thấy, giữa Hùng và Cường không hề thống nhất với nhau trong việc để Cường quan hệ với bé Hằng. Việc Cường quan hệ với bé Hằng (người dưới 14 tuổi) chính là hành vi vượt quá của người thực hành và Hùng sẽ không phải chịu trách nhiệm về tội này và Cường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và khung hình phạt trong trường hợp này là từ 7 năm đến 15 năm tù. Trong trường hợp bé Hằng do bị hiếp dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì Cường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tại Khoản 2 Điều luật trên với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về tổng hợp hình phạt
+) Đối với Hùng: Hùng pham tội khi đã 18 tuổi và do có nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên Hùng có thể bị áp dụng mức hình phạt tối đa là 18 năm tù.
+) Đối với Cường:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì:
“Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.”
Mặt khác, căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Bộ luật này về Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì:
“Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;”
Theo Khoản 2 Điều 101 Bộ luật này thì năm nay Cường 15 tuổi (người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi) nên mức hình phạt tù được áp dụng sẽ không quá 1/2 mức phạt tù mà Điều luật quy định.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Bắt cóc và hiếp dâm trẻ em thì khung hình phạt như thế nào. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luât hình sự 2015
- Con trai ăn trộm, bố mẹ không tố giác thì có phạm tội
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài hỗ trợ tư vấn.
- Tư vấn về biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Những điểm mới của tội môi giới hối lộ theo quy định bộ luật hình sự 2015
- Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
- Tư vấn về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội