19006172

Cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Xin luật sư tư vấn về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người


Bài viết liên quan:


chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể ngườiTư vấn pháp luật hình sự:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

“Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên;

d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Đây là tội phạm mới được bổ sung. Điều này được thiết kế 4 khoản với mức phạt thấp nhất là 3 năm tù, cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Về khách thể, tội phạm xâm phạm sự an toàn đối với chức năng cơ thể sống của con người.

– Về mặt chủ quan: Lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý. Có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội có cố ý thực hiện hành vi phạm tội nhằm mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

– Về mặt khách quan: Hành vi của người phạm tội là mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172

Về các tình tiết tăng nặng định khung, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Vì mục đích thương mại; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; Đối với từ 02 người đến 05 người; Phạm tội 02 lần trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thuộc Khoản 2 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tính chất chuyên nghiệp; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Đối với 06 người trở lên; Gây chết người; Tái phạm nguy hiểm, thuộc Khoản 3 thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Tình tiết Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp, tình tiết này đòi phải là chủ thể đặc biệt, như bác sỹ, người trông coi nhà xác,….

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về bán thận của mình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam