19006172

Cho người khác mượn thuyền chơi đánh bạc thì có phạm tội?

Cho người khác mượn thuyền chơi đánh bạc thì có phạm tội?

“Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có cho các đối tượng đánh bạc mượn thuyền chơi đánh bạc trên sông, khi đang đánh thì bị công an bắt quả tang. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phạm tội đánh bạc không? Thuyền của tôi có bị tịch thu không? và mức hình phạt như thế nào ạ?”



Tư vấn pháp luật hình sựchơi đánh bạc

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về: Cho người khác mượn thuyền chơi đánh bạc thì có phạm tội, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về việc bạn phạm tội gì

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có cho các đối tượng đánh bạc mượn thuyền để đánh bạc trên sông, khi đang đánh thì bị công an bắt quả tang. Từ thông tin trên thì chưa thể kết luận bạn phạm tội gì mà còn phải căn cứ vào:

+) Nếu bạn cho mượn thuyền để đánh bạc và bạn có thu phí từ hoạt động đó hoặc những người đó có trả cho bạn một khoản tiền thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội gá bạc” theo Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

………………………………..

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Theo đó, nếu quy mô của vụ việc đánh bạc thỏa mãn cấu thành nêu trên thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gá bạc. Hình phạt còn phải căn cứ vào mức độ vi phạm trên thực tế với khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

+) Nếu bạn cho mượn thuyền dù biết họ dùng để đánh bạc và bạn không nhận bất kỳ lợi ích vật chất nào từ người chơi thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đánh bạc” theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với vai trò là người giúp sức như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

…………………………………

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Theo đó, nếu những người chơi bạc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đánh bạc” thì bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đánh bạc” với vai trò đồng phạm giúp sức. Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cao nhất là bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

+) Nếu bạn cho mượn thuyền mà có căn cứ cho rằng bạn không biết người ta mượn để đánh bạc thì trong trường hợp này bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, về việc thuyền có bị tịch thu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Các biện pháp tư pháp thì:

“Điều 46. Các biện pháp tư pháp

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.”

Trong trường hợp chiếc thuyền của bạn là vật trực tiếp liên quan đến tội phạm (Tội đánh bạc hoặc gá bạc) nên chiếc thuyền của bạn sẽ bị áp dụng biện pháp tư pháp là tịch thu. Còn trong trường hợp bạn cho mượn thuyền mà có căn cứ cho rằng bạn không biết người ta mượn để đánh bạc thì chiếc thuyền của bạn sẽ không bị tịch thu.

chơi đánh bạc

Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172

Kết luận

Như vậy, trong trường hợp này thì còn phải căn cứ việc bạn có biết người ta mượn thuyền để đánh bạc hay không? và có thu lợi ích vật chất từ việc đó không. Nếu bạn có thu lợi ích vật chất thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội gá bạc” theo Điều 322, nếu bạn biết người ta đánh bạc mà vẫn cho mượn nhưng không hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đánh bạc” theo Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với vai trò là đồng phạm giúp sức, và trong trường hợp này chiếc thuyền của bạn là vật trực tiếp liên quan đến tội phạm sẽ bị tịch thu. Còn trong trường hợp bạn cho mượn thuyền mà có căn cứ cho rằng bạn không biết người ta mượn để đánh bạc thì trong trường hợp này bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chiếc thuyền của bạn sẽ không bị tịch thu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Cho người khác mượn thuyền chơi đánh bạc thì có phạm tội. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Tổ chức chơi chắn trong đám cưới có phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Xem người khác chơi đánh bạc thì có phạm tội không?

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Cho người khác mượn thuyền chơi đánh bạc thì có phạm tội, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172  để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam