Giao xe cho con gây tai nạn, giám đốc sở có phải đi tù?
Vừa qua, trên các phương tiện truyền thông cập nhật vụ việc một nam học sinh 16 tuổi đi xe phân khối lớn gây tai nạn giao thông khiến một phụ nữ đang mang bầu tử vong. Chiếc xe phân khối lớn đó đứng tên sở hữu là bố của nam sinh. Bố của nam sinh này là một giám đốc sở. Trường hợp tai nạn như vậy, giám đốc sở là bố của nam sinh đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.
- Xử phạt lỗi không đủ điều kiện điều khiển ô tô 24 chỗ
- Phạm tội giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông khi nào?
- Xử phạt đối với chủ phương tiện giao xe cho người chưa có giấy phép lái xe
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về: Giao xe cho con gây tai nạn, giám đốc sở có phải đi tù, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ pháp luật Điều 264 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định như sau:
“Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.”
Theo quy định này, người sở hữu, quản lý phương tiện giao thông nếu giao phương tiện giao thông cho người không có giấy phép lái xe. Sau đó, gây tai nạn khiến 1 người chết thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối chiếu quy định này với vụ việc nam sinh con giám đốc sở 16 tuổi điều khiển xe phân khối lớn sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp thứ nhất, giám đốc sở giao xe phân khối lớn cho con tham gia giao thông thì vị giám đốc sở này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, giám đốc sở sẽ đối diện với khung hình phạt cải tạo không giam giữ tới 3 năm.
Trường hợp hai, nếu người con của giám đốc sở tự ý lấy xe của bố để tham gia giao thông mà người bố không hề biết về việc đó thì người bố của nam sinh 16 tuổi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau;
- Xử phạt lỗi người điều khiển xe ô tô tải khi chưa đủ điều kiện
- Mượn xe máy tham gia giao thông có bị xử phạt?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Tư vấn về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
- Tư vấn về các điểm mới của tội nhận hối lộ theo quy định bộ luật hình sự 2015
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Dụ dỗ người khác quan hệ tình dục để xóa nợ thì có phạm tội không?
- Bị ghép hình ảnh vào clip sex thì phải làm như thế nào?