Thế nào là giết người một cách man rợ?
“Xin luật sư tư vấn cho thế nào là thực hiện giết người một cách man rợ được quy định trong Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015”
- Tư vấn về tội giết người khi không có năng lực trách nhiệm hình sự
- Tư vấn về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Thế nào là giết người một cách man rợ, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Giết người là việc tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật. Giết người một cách man rợ là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017) về tội giết người:
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;”
Mặt khác, căn cứ theo hướng dẫn tại Điểm a Mục 1 Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì:
“1) Tội giết người (Điều 101)
a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)”
+ Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).”
Tính chất man rợ của hành vi giết người thể hiện ở chỗ, làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết như: mổ bụng, moi gan, khoét mắt, chặt chân tay, xẻo thịt, lột da, tra tấn cho tới chết…Các hành vi trên, người phạm tội thực hiện trước khi tội phạm hoàn thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng đã coi các hành vi nêu trên là những hành vi có tính chất man rợ, nhưng không phải là thực hiện tội phạm mà là để che giấu tội phạm, là trường hợp “thực hiện tội phạm một cách man rợ”. Ví dụ: sau khi đã giết người, người phạm tội cắt xác nạn nhân ra nhiều phần đem vứt mỗi nơi một ít để phi tang. Đây là vấn đề về lý luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo chúng tôi nếu coi cả những hành vi có tính chất man rợ nhằm che giấu tội giết người cũng là “thực hiện tội phạm một cách man rợ” thì nên quy định trường hợp phạm tội này là “phạm tội một cách man rợ”, vì phạm tội bao hàm cả hành vi che giấu tội phạm, còn thực hiện tội phạm mới chỉ mô tả những hành vi khách quan và ý thức chủ quan của cấu thành tội giết người.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thế nào là giết người một cách man rợ. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Thế nào là giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân?
- Thế nào là giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp