Thi hành mệnh lệnh của chỉ huy mà gây thiệt hại có bị chịu trách nhiệm hình sự
Xin được luật sư tư vấn về thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên mà gây thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Bài viết liên quan:
- Rủi ro trong nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học có bị chịu trách nhiệm hình sự
- Tư vấn tội cố ý gây thương tích với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm
- Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về vấn đề: Thi hành mệnh lệnh của chỉ huy mà gây thiệt hại có bị chịu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
“Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Đây là một trong ba trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được bổ sung vào Bộ luật hình sự 2015 đó là: (1) gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; (2) rủi ro trong nghiên cứu khoa học, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; (3) thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (các Điều 24, 25, 26).
Theo quy định trên thì người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ ba điều kiện sau đây:
Một là, mệnh lệnh phải là của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội nhân dân và công an nhân dân). Nguyên tắc đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân là “quân lệnh như sơn”, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Điều 26 Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 quy định về nghĩa vụ của sỹ quan là phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ… Điều 30 của Luật Công an nhân dân năm 2014 quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân là phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
Hai là, việc thi hành mệnh lệnh đó là để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Trong quá trình soạn thảo cũng có ý kiến đề nghị đưa thêm cả nhiệm vụ phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, nếu mở như vậy thì quá rộng, dễ bị lạm dụng, gây ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân, nhất là trong thực tiễn thực hiện các hoạt động tư pháp, như: viện cớ thi hành mệnh lệnh của cấp trên mà thực hiện hành vi bức cung, nhục hình nghi can để lấy lời khai… do vậy, việc mở rộng hơn đã không được chấp thuận. Trên tinh thần đó, Điều 26 đã giới hạn chỉ trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Ba là, người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Đồng thời, Điều 26 cũng quy định không loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trong lực lực vũ trang nhân dân mà phạm tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (khoản 2 Điều 421); tội chống loài người (khoản 2 Điều 422) và tội phạm chiến tranh (khoản 2 Điều 423).
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thi hành mệnh lệnh của chỉ huy mà gây thiệt hại có bị chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật
- Rủi ro trong nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học có bị chịu trách nhiệm hình sự
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Cố tình không trả nợ cho người khác thì có phạm tội không?
- Phạm tội giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông khi nào?
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
- Hỏi về tội trộm cắp tài sản?
- Tư vấn về mở cửa xe ô tô gây ra tai nạn cho người đi xe máy