Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
“Xin luật sư tư vấn cho tôi về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành”
- Con trai ăn trộm, bố mẹ không tố giác thì có phạm tội
- Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì:
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Mặt khác, căn cứ theo hướng dẫn tại Mục II Chương IV Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì:
“2. Tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái (Điều 147).
Ngược đãi nghiêm trọng thường biểu hiện bằng việc đối xử tồi tệ, như: thường xuyên mắng chửi, xỉ vả, để đói rách, để ở nơi khổ cực, mặc dù có điều kiện khá hơn, gây đau khổ về tinh thần.
Hành hạ thường được biểu hiện bằng việc đối xử tàn ác như: đánh đập, bắt làm việc nặng nhọc quá sức, gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe.
Sự phân biệt giữa “ngược đãi nghiêm trọng” với “hành hạ” chỉ là tương đối, vì trong thực tế có trường hợp hai mặt đó khó phân biệt rõ ràng hoặc quyện vào nhau. Do đó, tùy trường hợp cụ thể của hành vi phạm tội và mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân mà định tội là “tội ngược đãi nghiêm trọng…” hay “tội hành hạ…” hoặc định một tội chung là hành hạ và ngược đãi…”
Bộ luật hình sự quy định hai hành vi phạm tội, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ nhưng đối với nhiều đối tượng khác nhau như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng người có hành vi ngược đãi. Đây là tội phạm quy định nhiều hành vi khác nhau với nhiều đối tượng bị xâm phạm khác nhau nhưng do cùng tính chất, mức độ nguy hiểm nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật.
Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà định tội cho phù hợp. Nếu chỉ có hành vi ngược đãi thì định tội là ngược đãi, nếu chỉ có hành vi hành hạ thì định tội là hành hạ, nếu có cả hai hành vi ngược đãi và hành hạ thì định tội là ngược đãi và hành hạ mà không dùng từ hoặc. Ngược đãi ai thì định tội theo đối tượng bị xâm phạm. Ví dụ: Ngược đãi ông bà thì định tội là ngược đãi ông bà mà không định tội danh đầy đủ nhưng điều luật; nếu người phạm tội chỉ có hành vi hành hạ vợ thì cũng chỉ định tội là hành hạ vợ mà không định tội là hành hạ vợ chồng…
Bộ luật hình sự quy định hai hành vi phạm tội, đó là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ nhưng đối với nhiều đối tượng khác nhau như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng người có hành vi ngược đãi. Đây là tội phạm quy định nhiều hành vi khác nhau với nhiều đối tượng bị xâm phạm khác nhau nhưng do cùng tính chất, mức độ nguy hiểm nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tội bức tử theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tư vấn về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
- Tham gia đánh bạc dưới 5 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Hành vi đe dọa và cố ý lây truyền HIV cho người khác
- Mượn xe máy đi đánh bạc thì công an có quyền tịch thu hay không?
- Mua tài sản trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự