Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
“Xin luật sư tư vấn cho tôi về Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành”
- Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội ra quyết định trái pháp luật thì:
“Điều 371. Tội ra quyết định trái pháp luật
1. Người nào có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 368, 369, 370, 377 và 378 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
………………………………..
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Định nghĩa: Ra quyết định trái pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó chánh án Toà án; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Chấp hành viên mới có thể thực hiện được tội phạm này.
Đối tượng tác động của tội phạm này là những quyết định trái pháp luật của những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như: quyết định thu giữ đồ vật, tài liệu; quyết định xử lý vật chứng; quyết định việc bắt khẩn cấp; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định kê biên tài sản; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định thi hành án.v.v…
Người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định trái pháp luật có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản (nói chung là bằng văn bản) mà biết rõ là trái pháp luật.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi ra quyết định trái pháp luật chưa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì chưa cấu thành tội phạm này, mà tuỳ trường hợp người có hành vi có thể chỉ bị xử lý hành chính.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tham gia đánh bạc dưới 5 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Mẫu đơn trình báo công an
- Quấy rối tình dục người khác bằng điện thoại tin nhắn phạm tội gì?
- Tư vấn về biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Cho người khác gửi nhờ xe trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự