Tư vấn các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Xin luật sư tư vấn về các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Bài viết liên quan:
- Tư vấn thế nào là phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự
- Tư vấn về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự
- Chủ quán karaoke thuê nhân viên nữ dưới 16 tuổi rót bia cho khách có phạm tội
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề Tư vấn các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
“Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”
Trên cơ sở tham khảo pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật một số nước, để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, Điều 75 của BLHS năm 2015 quy định pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ 04 điều kiện, trong đó 03 điều kiện là các căn cứ đặc thù khi xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân và 01 điều kiện là căn cứ áp dụng chung cho cả cá nhân và pháp nhân. Cụ thể là:
Thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, nghĩa là, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội dưới danh nghĩa của pháp nhân. Nếu dưới danh nghĩa của cá nhân thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ngay cả khi họ là người đại diện hợp pháp của pháp nhân. Người thực hiện hành vi nhân danh pháp nhân có thể là người lãnh đạo, người điều hành pháp nhân hoặc người được pháp nhân ủy quyền.
Thứ hai, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại, nghĩa là, mục đích của việc thực hiện hành vi phạm tội đó là mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả trong trường hợp lợi ích của pháp nhân không phải là duy nhất. Ví dụ như: giảm chi phí nộp thuế cho pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân khi thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Trường hợp thực hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá nhân thì cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Thứ ba, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để xác định một pháp nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nói cách khác, căn cứ này phản ánh dấu hiệu “lỗi” của pháp nhân thông qua việc đánh giá ý thức chủ quan của người đứng đầu, ban lãnh đạo pháp nhân. Như vậy, pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đứng đầu pháp nhân hoặc Ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức được hành vi của người thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận cho người đó thực hiện hành vi nhằm phục vụ cho lợi ích chung của pháp nhân.
Thứ tư, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội có quy định TNHS của pháp nhân, cần làm rõ các tình tiết hành vi, hậu quả của tội phạm và trách nhiệm của cá nhân hoặc pháp nhân (nếu có), trường hợp pháp nhân ra quyết định hoặc chỉ đạo cá nhân thực hiện hành vi phạm tội thì phải xử lý hình sự đồng thời cả cá nhân và pháp nhân về tội phạm mà họ đã thực hiện. Trường hợp phát hiện tội phạm xảy ra, mà ban đầu mới xác định được trách nhiệm của pháp nhân, thì khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với pháp nhân phạm tội, sau đó tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý hình sự cá nhân liên quan – người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, để bảo đảm việc xử lý TNHS đối với cá nhân, pháp nhân được toàn diện, triệt để, tránh bỏ lọt tội phạm, người và pháp nhân phạm tội.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Chủ quán karaoke thuê nhân viên nữ dưới 16 tuổi rót bia cho khách có phạm tội
- Đăng phim ảnh đồi trụy nhằm mục đích làm nhục người khác
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Phải xử lý thế nào khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Cho người khác mượn thuyền chơi đánh bạc thì có phạm tội?
- Rủi ro trong nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học có bị chịu trách nhiệm hình sự
- Tư vấn về các người đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự