Tư vấn về các biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
Xin được luật sư tư vấn về các biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tư vấn về các biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các biện pháp tư pháp:
“Điều 46. Các biện pháp tư pháp
1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Bắt buộc chữa bệnh.
2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.”
Như vậy, cùng với việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội, BLHS năm 2015 đã bổ sung Điều 46 quy định về hệ thống các biện pháp tư pháp áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội, trong đó:
– Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội gồm có 03 biện pháp: (1) tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; (2) trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; (3) bắt buộc chữa bệnh. Đây là ba biện pháp được kế thừa của BLHS năm 1999.
– Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm có 04 biện pháp: 1) tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; (2) trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; (3) buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; (4) buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Như vậy, có thể thấy, trong số 04 biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có hai biện pháp cũng áp dụng đối với cá nhân người phạm tội.
Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định cụ thể tại Điều 82 thuộc Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội của BLHS năm 2015.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tư vấn về các biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
- Hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Những điểm mới của tội môi giới hối lộ theo quy định bộ luật hình sự 2015
- Làm hộ con dấu để người khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có phạm tội?