19006172

Tư vấn về những điểm mới của Tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015

Tư vấn về những điểm mới của Tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015

Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017


Bài viết liên quan:


đưa hối lộTư vấn pháp luật Hình sự

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tư vấn về những điểm mới của Tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội đưa hối lộ:

“Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”

– Như vậy, trên tinh thần của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Điều luật mô tả rõ phương thức đưa hối lộ, chỉ rõ đối tượng mà người đưa hối lộ nhằm đến, đó là: trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào (kể cả lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất). Đối với lợi ích phi vật chất, do khó lượng hóa được nên Điều luật chỉ quy định ở khoản 1.

– Điều luật bổ sung hình phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm là hình phạt chính và giảm mức phạt tù từ 01 năm đến 06 năm xuống thành 06 tháng đến 03 năm (khoản 1); giảm mức phạt tù từ 06 năm đến 13 năm xuống thành 02 năm đến 07 năm (khoản 2); giảm mức phạt tù từ 13 năm đến 20 năm xuống thành 07 năm đến 12 năm (khoản 3); giảm hình phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân xuống thành 12 năm đến 20 năm (khoản 4).

– Để bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng trong tình hình mới, Điều luật điều chỉnh hợp lý mức tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác là của hối lộ từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng lên thành từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng (khoản 1); từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồnglên thành từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (khoản 2); từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng lên thành từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng (khoản 3); từ 300.000.000 đồng trở lên lên thành 1.000.000.000 đồng trở lên (khoản 4). Đồng thời bổ sung của hối lộ là lợi ích phi vật chất (khoản 1).

– Điều luật bổ sung tình tiết định khung tăng nặng lợi dụng chức vụ, quyền hạn (khoản 2).

– Thay mức phạt tiền là hình phạt bổ sung từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ bằng mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 5).

– Để đáp ứng yêu cầu của Công ước của Liên Hợp quốc về đấu tranh chống tham nhũng, xử lý hành vi đưa hối lộ trong lĩnh vực tư, Điều luật bổ sung quy địnhngười nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này (khoản 6).

đưa hối lộ

Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tư vấn về những điểm mới của Tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp

luatannam