Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
Xin luật sư tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015
Bài viết liên quan:
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 19 và Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội không tố giác tội phạm
“Điều 19. Không tố giác tội phạm
- Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
- Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.”
“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
- Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”
Thứ nhất, chỉ những người nào không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
Thứ hai, người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Thứ ba, người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt
Thứ tư, bên cạnh việc tiếp tục kế thừa quy định của BLHS năm 1999 về không tố giác tội phạm, khoản 3 Điều 19 của BLHS năm 2015 bổ sung quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa trong trường hợp không tố giác tội phạm. Về nguyên tắc, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà mình biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa; trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Quy định này phù hợp Quy tắc mẫu đạo đức nghề nghiệp luật sư và cũng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Việc bổ sung quy định này không chỉ bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đồng thời, phù hợp với Tuyên bố các nguyên tắc cơ bản về vai trò của Luật sư năm 1999 được thông qua tại Hội nghị lần thứ 8 về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc tại La Habana, Cuba mà Việt Nam đã tham gia.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tư vấn về tội gian lận bảo hiểm y tế theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành
- Thế nào là giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
- Cho bạn mượn xe máy để cướp tài sản xử lý như thế nào?
- Phạm tội giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông khi nào?
- Ghép ảnh nóng người khác đăng lên facebook có bị xử lý hình sự?