19006172

Tư vấn về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Tư vấn về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Xin được luật sư tư vấn: con trai tôi bị bệnh suy thận, tôi đang muốn thỏa thuận với một người nào đó để người ta hiến 1 quả thận cho con trai tôi, bù lại tôi sẽ hỗ trợ cho người ta về kinh tế suốt đời. Vậy tôi có phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không?


Bài viết liên quan:


mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thểTư vấn pháp luật hình sự:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn.Tư vấn về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

……..”

Đây là một tội danh mới được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy để hiểu đúng tinh thần của Điều luật trên thì cần phải có hướng dẫn thi hành. Nhưng căn cứ tại Khoản 3 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác năm 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
  2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
  3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
  4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

……….”

Như vậy, Căn cứ từ các quy định trên thì có thể hiểu hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người có thể chỉ là hành vi mua hoặc chỉ là hành vi bán hoặc bao gồm cả hai hành vi mua và bán. Do đó, việc bạn đang muốn thỏa thuận với một người nào đó để người ta hiến 1 quả thận cho con trai bạn và bù lại bạn sẽ hỗ trợ cho người ta về kinh tế suốt đời là bạn và người đó có hành vi thỏa thuận mua bán bộ phận cơ thể. Đây là hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Vì vậy, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể

Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận

Việc mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người là hành vi trái pháp luật và có thể chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác dựa trên cơ sở tự nguyện và vì mục đích nhân đạo.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi: Về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam