Tư vấn về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định Bộ luật Hình sự
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
- Tư vấn tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:
“Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Đây cũng là một tội cụ thể hóa từ “Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của BLHS năm 1999 xảy ra trong lĩnh đấu thầu, nhưng mở rộng sang cả lĩnh vực ngoài Nhà nước với những đặc trưng pháp lý sau:
* Về hành vi khách quan:
– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
– Thông thầu;
– Gian lận trong đấu thầu;
– Cản trở hoạt động đấu thầu;
– Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
– Chuyển nhượng thầu trái phép.
Tất cả các hành vi nêu trên phải gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm mới được coi là cấu thành tội phạm.
* Về chủ thể của tội phạm: Theo Điều luật thì chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đã thực hiện một trong các hành vi nêu trên (người lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tình tiết định khung ở khoản 2).
* Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm có lỗi cố ý.
* Về khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến tính đúng đắn của hoạt động đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Gây tổn hại đến ngân sách quốc gia, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Đe dọa chính quyền xã thì có phạm tội chống người thi hành công vụ không?
- Tư vấn về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật Hình sự
- Tổng đài tư vấn trực tuyến về luật hình sự 1900 6172
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Mua điện thoại là tài sản trộm cắp thì có phạm tội không?