Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã theo quy định Bộ luật Hình sự
Bài viết liên quan:
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
- Tư vấn về tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:
“Điều 234.Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
……..”
Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng:
– Về hành vi khách quan thuộc cấu thành cơ bản: Là người hoặc pháp nhân thương mại có các hành vi nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, bao gồm:
+ Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
+ Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã thông thường khác có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
+ Phạm tội trong trường hợp động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật có giá trị dưới mức quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Các tình tiết định khung 2: Ngoài các tình tiết định khung về giá trị tang vật, số tiền thu lợi bất chính còn có các tình tiết: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; sử dụng công cụ, phương tiện đánh bắt bị cấm; săn bắt trong khu vực hoặc thời gian bị cấm; buôn bán qua biên giới; tái phạm nguy hiểm.
* Các tình tiết định khung 3: tang vật có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.
*Về chủ thể của tội phạm: Là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định hoặc pháp nhân thương mại.
-Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm có lỗi cố ý với động cơ vụ lợi.
-Về khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Gây tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn, duy trì sự tồn tại của các loài động vật hoang dã.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Tư vấn về mở cửa xe ô tô gây ra tai nạn cho người đi xe máy
- Ném vỡ cửa kính vô ý gây thương tích cho người khác phạm tội gì?
- Tư vấn về tội giết người trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
- Hình phạt với Chủ chung cư mini bị cháy
- Tội dùng nhục hình theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017