19006172

Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định Bộ luật Hình sự


Bài viết liên quan:


vi phạm quy định về quản lýTư vấn pháp luật hình sự

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí:

“Điều 219.Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí

1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Đây là tội phạm cụ thể hóa tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” tại Điều 165 BLHS năm 1999 trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và có cấu thành, khung hình phạt giống như tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” tại Điều 165 BLHS năm 1999.

Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau:

* Về hành vi khách quan: Vi phạm các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này thì bị coi là tội phạm.

* Về chủ thể của tội phạm: Là người được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (thông thường sẽ là người có chức vụ, quyền hạn) mà gây thất thoát, lãng phí với định lượng hoặc điều kiện như đã nêu trên

* Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm có lỗi cố ý.

* Về khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến tài sản của Nhà nước.

vi phạm quy định về quản lý

Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam