Hồ sơ và án phí đơn phương ly hôn trong trường hợp tranh chấp tài sản
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Hồ sơ và án phí đơn phương ly hôn trong trường hợp tranh chấp tài sản. Tôi muốn làm đơn ly hôn đơn phương với chồng nhưng giữa vợ chồng tôi còn tranh chấp tài sản về đất đai cũng như nhà ở. Vậy với trường hợp của tôi thì hồ sơ ly hôn như thế nào và án phí bao nhiêu, chồng tôi có phải nộp án phí không?
Bài viết liên quan:
- Chồng có được tự ý bán tài sản chung của vợ chồng không?
- Thủ tục đơn phương xin ly hôn
- Luật sư tư vấn ly hôn qua tổng đài 1900.6172
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Về án phí đơn phương ly hôn, công ty Tư vấn An Nam xin được tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
Hồ sơ ly hôn bao gồm:
– Đơn ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
– Bản sao Giấy khai sinh của con ( nếu có con chung);
– Chứng minh thư, hộ khẩu bản sao của bạn và chồng bạn ( nếu chồng bạn đang tạm trú thì phải có giấy khai báo tạm trú hoặc xác nhận của công an nơi cư trú)
– Giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy ĐKQSDĐ, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở…
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Bạn gửi đơn đơn phương ly hôn tại Tòa án nơi chồng bạn có Hộ khẩu thường trú hoặc nơi cư trú ổn định hiện tại (có đăng ký).
Về án phí đơn phương ly hôn:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự: “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.
Căn cứ khoản 2 điều 11 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về án phí, lệ phí tòa án thì cách xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình như sau:
“a) Trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng;
b) Trường hợp cả vợ và chồng cùng có yêu cầu thì mỗi người phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, khi bạn viết đơn ly hôn đơn phương không có tranh chấp về tài sản thì bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng).
Theo quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án 2009, Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTPTANDTC thì khi ly hôn, đương sự phải chịu mức án phí như sau:
– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì mức án phí được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp như sau:
Trong trường hợp có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng bạn còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản được chia.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch như sau:
– Từ 400.000.000 đồng trở xuống = 200.000 đồng
– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng = 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượtquá 400.000.000 đồng;- Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng = 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng = 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng;
– Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng = 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng;
– Từ trên 4.000.000.000 đồng = 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Ví dụ: Vợ chồng bạn tranh chấp ngôi nhà có giá trị 600.000.000 đồng. Tòa án quyết định mỗi người được hưởng 1/2 giá trị ngôi nhà, thì mức án phí chồng bạn phải nộp là: 5% x 300.000.000 = 15.000.000 đồng.
– Trường hợp việc giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương có phát sinh việc định giá tài sản chung để thực hiện việc chia tài sản thì người yêu cầu phải đóng phí định giá tài sản. Tòa án căn cứ vào vị trí của khối tài sản, mức độ khó của công việc sẽ thông báo mức phí định giá cho người yêu cầu.
– Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì người yêu cầu tòa án giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng phải nộp án phí cho nội dung này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cụ thể hơn bài viết sau:
Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Mọi vấn đề vướng mắc về án phí đơn phương ly hôn, xin bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.