Quyền nuôi con khi ly hôn
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Quyền nuôi con khi ly hôn. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án. Vợ chồng thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Bài viết liên quan:
- Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Có được rút đơn đồng thuận ly hôn khi hòa giải không thành?
- Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về quyền nuôi con khi ly hôn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 vấn đề nuôi con trong trường vợ, chồng thuận tình ly hôn thì việc nuôi con thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện như hoàn cảnh sống, môi trường sống, thu nhập, nguyện vọng của các bên để con có sự phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nếu không đồng ý với quyết định của Tòa án thì bên không được nuôi con có quyền kháng cáo để chỉ ra rằng bên nuôi con không đủ điều kiện vật chất và tinh thần, không phù hợp với điều kiện phát triển bình thường của con.
Trong trường hợp có yêu cầu của cha mẹ, hoặc cá nhân, tổ chứ (người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ) thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các trường hợp sau:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định về giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cụ thể hơn bài viết sau:
Quy định về phân chia tài sản và trách nhiệm cấp dưỡng sau khi ly hôn
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận của vợ chồng
Mọi vấn đề vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Điều kiện nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh khi đổi nhiều nơi ở
- Bố mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi do khó khăn
- Quyền xác định lại dân tộc cho con sau khi tiến hành nhận con nuôi
- Thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân