Ai có thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật sa thải:
Người đại diện công ty em là Giám đốc. Tuy nhiên, Phó giám đốc được Giám đốc ủy quyền (bằng văn bản); để ký hợp đồng lao động với 1 số nhân viên. Hiện nay, có 1 nhân viên – là 1 trong số người làm việc theo hợp đồng ký với Phó Giám đốc bị sa thải. Lý do là người này nghỉ việc 7 ngày liên tiếp không lý do. Theo em biết, Phó Giám đốc là người chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, không biết Phó giám đốc có được ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải không ạ?
- Bồi thường cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật sa thải
- Người lao động tự ý nghỉ việc có phải bồi thường không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về việc ai có thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật sa thải; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 47/2015 NĐ-CP quy định:
“Điều 12. Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
4. Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành.”
Theo đó, người được ủy quyền giao kết HĐLĐ có thể triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên người này chỉ có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật khiển trách. Còn đối với những hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì người sử dụng lao động có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 quy định có 3 hình thức kỷ luật lao động: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức; sa thải. Theo đó, chỉ khi kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức; còn sa thải thì người có thẩm quyền ra quyết định xử lý là người sử dụng lao động.
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn tiến hành xử lý kỷ luật sa thải một người lao động. Phó giám đốc được ủy quyền ký hợp đồng lao động với người này nên Phó giám đốc có thẩm quyền chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, Phó giám đốc không có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải. Sau khi kết thúc cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; thì Phó giám đốc sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình Giám đốc xem xét. Giám đốc sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động này.
Tóm lại:
Phó giám đốc – người được ủy quyền ký hợp đồng lao động; không có thẩm quyền ký quyết định sa thải. Người có thẩm quyền ký quyết định sa thải này là Giám đốc; (người đại diện theo pháp luật của công ty).
Ngoài ra, bạn tham khảo thêm bài viết sau:
Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật?
Trường hợp người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không lập sổ quản lý lao động thì công ty bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy định công ty giữ lại các khoản lương, thưởng khi người lao động gây thiệt hại
- Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thang bảng lương của doanh nghiệp
- Không nhận NLĐ trở lại làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ
- Người lao động mới thử việc được 3 ngày có được trả lương không?