Báo cáo sử dụng lao động theo quy định năm 2023
Em mới thành lập công ty hồi đầu năm 2023 thì nghe nói là sẽ phải báo cáo về vấn đề sử dụng lao động có đúng không ạ? Nhưng em bận nhiều việc quá nên chưa làm được thì ít nữa đi làm liệu có bị phạt gì không ạ? Mà em thấy mấy cái này rắc rối quá không biết là sang năm luật lao động mới có còn yêu cầu cái này nữa không ạ?
- Báo cáo sử dụng lao động cho công ty mới thành lập
- Công ty lập báo cáo tình hình sử dụng lao động có tính lao động thử việc?
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề báo cáo sử dụng lao động theo quy định năm 2023
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc báo cáo tình hình sử dụng lao động như sau: Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
– Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
– Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6 và hàng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không thể báo cáo tình hình sử dụng lao động thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Lưu ý: Việc báo cáo trên được thực hiện tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Thứ hai, về mức phạt khi không báo cáo sử dụng lao động
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 và Điểm b; Điểm c Khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
“Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;“
Theo đó, nếu vi phạm quy định về báo cáo sử dụng lao động trên thì người sử dụng lao động bị phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu là cá nhân; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu là tổ chức khi không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu là cá nhân; phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng nếu là tổ chức khi không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định.
Thứ ba, về vấn đề báo cáo sử dụng lao động theo quy định mới
Khoản 2 Điều 12 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, Bộ luật lao động năm 2019 (sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021; thay thế cho Bộ luật lao động năm 2012) vẫn giữ quy định về trách nhiệm khai trình sử dụng lao động và báo cáo tình hình lao động định kỳ của người lao động.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Có phải khai trình lao động khi công ty chưa sử dụng lao động?
- Thủ tục cần thiết để đăng ký lại nội quy lao động năm 2023
- Thời gian thử việc có được tính để nhận trợ cấp thôi việc không?
- Trả tiền lương cho những ngày người lao động không có việc làm
- Người lao động có được làm 2 ca liên tục trong một ngày không?
- Có được sử dụng lao động nữ làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ?