Nội dung câu hỏi:
Tôi vào làm công nhân cho một công ty. Công ty bắt kí hợp đồng thử việc 1 tháng. Khi làm việc được 20 ngày thì tôi nghỉ. Công ty không trả lương thử việc cho tôi với lí do là tôi nghỉ sai luật vì không báo trước. Tôi muốn hỏi là công ty Bắt công nhân thử việc 1 tháng và không trả lương thử việc khi công nhân nghỉ như vậy có đúng không?
- Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật là bao lâu?
- Người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc trong thời gian thử việc?
- Nghỉ kết hôn trong thời gian thử việc có được hưởng nguyên lương?
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về Công ty bắt công nhân phải thử việc 1 tháng có đúng không; chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Công ty bắt công nhân thử việc 1 tháng có đúng không?
Căn cứ pháp luật: Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Theo quy định này, công nhân lao động phổ thông thì thời gian thử việc tối đa là 6 ngày còn công nhân kĩ thuật mới có thời gian thử việc tối đa 30 ngày.
Như vậy, nếu bạn là công nhân lao động phổ thông mà công ty bắt bạn phải thử việc 1 tháng là sai quy định của bộ luật lao động năm 2019. Trường hợp công ty vi phạm về thời gian thử việc sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Thử việc quá thời gian quy định;”
Ngoài ra, người sử dụng lao động buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;”
Như vậy, hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian quy định thì bị xử phạt hành chính với mức xử phạt sẽ từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000đồng. tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là mức phạt đối với tổ chức là từ 4 tới 10 triệu đồng.
Ngoài ra,buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động trong những ngày vi phạm thời gian thử việc theo quy định
Công ty không trả lương thử việc cho công nhân do nghỉ không báo trước có đúng không?
Căn cứ pháp luật: khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Theo quy định nêu trên, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc bất kì khi nào mà không phải bồi thường.
Trường hợp bạn đang thực hiện hợp đồng thử việc 1 tháng, khi làm được 20 ngày, bạn tự ý chấm dứt hợp đồng thử việc thì bạn không vi phạm pháp luật lao động và công ty vẫn phải trả lương thử việc cho bạn đầy đủ trong 20 ngày đó.
Công ty không trả lương thử việc thì công nhân phải làm thế nào?
Căn cứ pháp luật: Điều 6 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định về hình thức khiếu nại như sau:
“Điều 6. Hình thức khiếu nại
1. Khiếu nại thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, được quy định như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản này và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản. “
Như vậy, khi công ty không trả lương cho công nhân thì công nhân có quyền làm đơn khiếu nại hoặc liên hệ trực tiếp với giám đốc để khiếu nại về hành vi không trả lương thử việc cho mình. Trường hợp giám đốc không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, công nhân có thể làm đơn khiếu lại hoặc khiếu nại trực tiếp lần hai tới chánh thanh tra sở lao động-thương binh và xã hội.
Trường hợp công nhân không muốn thực hiện theo trình tự khiếu nại mà chúng tôi vừa hướng dẫn hoặc sau khi đã khiếu nại nhưng vẫn không đồng tình với kết quả giải quyết hoặc không được giải quyết thì công nhân có thể thực hiện trình tự khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở, chi nhánh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Thử việc có được hưởng lương ngày nghỉ lễ không?
- Chấm dứt hợp đồng thử việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
- Công ty trả lương thử việc bằng một nửa công việc chính có bị phạt?
Trong quá trình giải quyết về vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- HĐLĐ ký không đúng thẩm quyền có bị tuyên bố vô hiệu?
- Quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm
- Hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
- Người lao động không đóng đoàn phí có bị kỷ luật không?
- Hưởng lương tháng 13 cho người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động