THƯ TƯ VẤN
Về việc bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn
Kính chào anh ĐV!
Sau khi trao đổi thêm thông tin và nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Trung tâm xin gửi bản tư vấn về việc “Bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động”.
I. TÓM TẮT NỘI DUNG SỰ VIỆC
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
Về vấn đề giao kết Hợp đồng giữa các bên
Trong quá trình làm việc, Anh và Công ty có thỏa thuận và ký kết 03 Hợp đồng: (1) Hợp đồng thứ nhất là Hợp đồng lao động với thời hạn là 06 năm. (2) Hợp đồng thứ hai là Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển với thời hạn là 08 tháng tính từ ngày 04/01/2019. (3) Hợp đồng thứ ba là Hợp đồng Đào tạo Thuyền viên với thời hạn là 10 – 11 tháng.
Sau khi nghiên cứu nội dung của Hợp đồng thứ hai: “Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển” thì đây không phải là hợp đồng đào tạo theo quy định tại Điều 62 Bộ Luật lao động năm 2019. Bởi:
Thứ nhất, Hợp đồng đào tạo yêu cầu phải có các nội dung chủ yêu tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể:
“2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, các điều khoản trong Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển được các bên ký kết bản chất là Hợp đồng lao động theo Điều 21 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể trong Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển đang có các Điều khoản như: Điều 1: Thời hạn hợp đồng, địa điểm, chế độ làm việc và chức danh; Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của thuyền viên; Điều 3: Quyền và Nghĩa vụ của Công ty; Điều 4: Các thỏa thuận khác; Điều 5: Các quy định khác; Điều 6: Hiệu lực của Hợp đồng.
Thứ ba, tên gọi của Hợp đồng là Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển mà không phải là Hợp đồng đào tạo. Mặt khác, các điều khoản và nội dung ghi nhận trong Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển được ký kết giữa các bên mang bản chất của Hợp đồng lao động. Do đó, đây là Hợp đồng lao động chứ không phải là Hợp đồng đào tạo.
Từ những căn cứ nêu trên, phía công ty không được phép căn cứ vào hợp đồng thứ hai: Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển để yêu cầu Anh bồi thường các chi phí đào tạo khi Anh đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.
Như vậy, giữa Anh và Công ty chỉ giao kết một Hợp đồng đào tạo, khi đó Anh sẽ có những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm ràng buộc theo Hợp đồng đào tạo này. Điều này có nghĩa là: Trách nhiệm bồi thường chi phí đào tại của Anh với Công ty chỉ giới hạn xem xét trên nội dung Của “Hợp đồng đào tạo” mà không phải xem xét đến “Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển” được ký vào tháng 01/2019.
Về vấn đề bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động
Thứ nhất, những chi phí bất hợp lý
– Hoàn trả tiền ăn 8$/ngày, tiền lương 300$/tháng và tiền chiếm dụng phương tiện thực tập 8$/ngày. Các khoản tiền này Công ty đang dựa vào Hợp đồng làm việc có thời hạn trên tàu biển được ký vào tháng 01/2019. Như đã phân tích ở trên, Hợp đồng làm việc này không phải là Hợp đồng đào tạo. Do đó, thời hạn theo Hợp đồng làm việc đã được 02 bên thực hiện xong nên sẽ không đặt ra vấn đề bồi thường khi anh nghỉ việc vào thời điểm hiện tại.
– Căn cứ mục Điều 4 Hợp đồng đào tạo quy định về Khoản bồi thường khi Anh không thực hiện đúng cam kết làm việc tại công ty sau khi hoàn thành khóa đào tạo thì sẽ phải bồi thường cho Công ty 1.000.000 đồng chi phí tuyển dụng và 20.000.000 đồng làm nguồn chi phí đào tạo. Đây là hai khoản chi phí không hợp lý theo Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019. Do đó, anh không phải bồi thường khoản tiền này cho Công ty. Cụ thể, Khoản 3 quy định như sau:
“3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”
Thứ hai, những chi phí cần phải bồi thường
Căn cứ Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 thì những khoản chi phí phải bồi thường theo Hợp đồng đào tạo bao gồm:
– Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học;
– Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học;
– Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo;
Lưu ý: Những chi phí được nêu ở trên phải có chứng từ hợp lệ về việc chi trả tiền cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp… Còn nếu các chi phí mà Công ty đưa ra nhưng không có chứng từ hợp lệ thì chưa gọi là chi phí hợp lý mà anh phải bồi thường
Như vậy, điều Anh cần nhớ là: Chắc chắn anh phải bồi thường chi phí đào tạo cho Công ty nhưng chỉ bồi thường khi những chi phí mà công ty đưa ra phải có chứng từ hợp lệ.
Phương án xử lý
Điểm yếu của Công ty là họ rất ngại phải đưa vụ việc ra Tòa án để xử lý bởi khi nộp đơn khởi kiện ra Tòa án, công ty phải chi trả các khoản tiền như thuê Luật sư, chi phí đi lại, chi phí cho Tòa án, chi phí cho thi hành án nên để đòi được tiền bồi thường từ Anh không phải là dễ mà rất tốn thời gian, công sức. Mặt khác, trong các Hợp đồng như Hợp đồng đào tạo, Hợp đồng làm việc công ty đang ghi nhận rất nhiều điều bất hợp lý hay nói cách khác là cài, cắm rất nhiều những khoản bồi thường nhằm dọa người lao động với mong muốn “không cho người lao động nghỉ trước thời hạn thỏa thuận”. Bởi khi người lao động thấy nhiều khoản bồi thường như vậy sẽ rất sợ và ngại việc chấm dứt Hợp đồng. Chính vì thế nên:
Một là, Anh làm việc với Công ty và chấp nhận những khoản bồi thường hợp lý (như mục 2 đã nêu ở trên) nhưng yêu cầu công ty phải cung cấp các chứng từ hợp lý. Còn đối với những khoản chưa hợp lý thì chắc chắn có ra Tòa án Công ty cũng không đòi được từ anh.
Hai là, nếu Công ty không cung cấp được các chứng từ hợp lý và đòi khởi kiện anh ra Tòa án thì việc anh phải bồi thường là một bài toán rất dài, vì trách nhiệm của Công ty khi ra Tòa án là phải chứng minh những chi phí đào tạo cho anh là hợp lý. Nhưng như anh nói thì việc xuất các chứng từ chứng minh các chi phí với Công ty cũng không dễ dàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vụ việc mà anh đang thắc mắc. Nếu anh cần giải thích chi tiết hoặc tư vấn cụ thể cách thức làm thì vụ lòng liên hệ 1900.6172
Trân trọng cảm ơn!
- Làm phụ lục để gia hạn hợp đồng lao động
- Mức tiền lương khi làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường chi phí đào tạo?
- Tiền thưởng tết của người lao động có phải tính đóng bảo hiểm không?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động