19006172

Các trường hợp người lao động không phải làm thêm giờ

Các trường hợp người lao động không phải làm thêm giờ

Cho tôi hỏi điều kiện để huy động người lao động làm giờ là gì thế ạ? Có trường hợp ngoại lệ nào mà người lao động không phải làm thêm giờ hay không? Nếu tôi vẫn yêu cầu những người đó làm thêm giờ thì có sao không? Tôi cám ơn nhiều!



Trường hợp không phải làm thêm giờ

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về điều kiện để được huy động người lao động làm thêm giờ

Căn cứ Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 và Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì điều kiện để có thể huy động người lao động làm thêm giờ gồm có:

– Được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động:

+) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; Không quá 40 giờ trong 01 tháng;

–  Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm

Căn cứ Khoản 1 Điều 155; Khoản 2 Điều 163 và Khoản 1 Điều 178 Bộ luật lao động năm 2012:

“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

“Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên

2. … Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.

“Điều 178. Các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật

1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm”.

Như vậy, các trường hợp người lao động sau đây sẽ không phải làm thêm giờ: 

– Lao động nữ trong các trường hợp sau đây:

+) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

+) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Người dưới 15 tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; ngoại trừ một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

Thứ ba, về mức phạt khi yêu cầu các đối tượng nêu trên làm thêm giờ

Căn cứ Điều 5; Điểm a Khoản 2 Điều 27 và Điểm a Khoản 2 Điều 28 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì khi yêu cầu các trường hợp trên làm thêm giờ; người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền như sau:

– Sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ:

+) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối cá nhân;

+) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối tổ chức.

– Sử dụng người dưới 15 tuổi; người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ (trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép):

+) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối cá nhân;

+) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối tổ chức.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

--> Trách nhiệm thông báo khi công ty tổ chức làm thêm giờ

 

luatannam