Các bạn ơi cho mình hỏi, bên mình không có bộ phận công đoàn. Vậy, bên công ty mình có phải đóng phí công đoàn 2% không? Cho mình hỏi, nếu phải đóng mà công ty mình không đóng thì sẽ phải chịu chế tài như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký thành lập công đoàn cơ sở
- Trình tự thành lập Công đoàn cơ sở
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
– Thứ nhất, về đối tượng đóng kinh phí kinh đoàn: Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở
Do vậy, trong trường hợp của bạn, công ty của bạn không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng phí công đoàn theo quy định của pháp luật.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Thứ hai, chế tài xử lý trong trường hợp không tham gia đóng phí công đoàn: Nếu doanh nghiệp không nộp kinh phí công đoàn thì theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về đóng phí công đoàn như sau:
“18. Bổ sung Điều 24a, Điều 24b, Điều 24c vào sau Điều 24 như sau:
………………
Điều 24c. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên thì:
+ Doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thì phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
+ Chậm nhất 30 ngày khi có quyết định xử phạt, doanh nghiệp phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, tiền chậm đóng hoặc đóng chưa đủ và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Đối tượng và mức đóng phí công đoàn
Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chế độ thai sản cho người lao động trong trường hợp vợ chết khi sinh con
- Tăng mức phạt khi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với NLĐ
- Có thể ủy quyền ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hay không?
- Điều kiện được nâng lương trước thời hạn đối với giáo viên
- Thời gian thử việc có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc ?