Nội dung vụ việc:
Tôi ký hợp đồng lao động tại bệnh viện tư nhân A thời gian tháng 1/2016 đến tháng 8/2018. Có đóng BHXH. Tôi nghỉ thai sản. Tháng 3/2019 tôi tập sự và được ký HĐLĐ tại bệnh viện tuyến huyện B thời gian 2/2020 đến nay. Cùng một vị trí việc làm. Nếu có đợt tuyển dụng viên chức tại bệnh viện B. Thì thời gian làm việc của tôi ở 2 bệnh viện trên có được cộng dồn để xét tuyển thẳng không hay tôi phải thi tuyển?
- Viên chức được nghỉ việc không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?
- Viên chức đang tập sự có được hưởng phụ cấp ưu đãi không?
- Trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm quy chế làm việc
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Khi nào được xét tuyển viên chứ?
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2023/NĐ-CP thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng phải đăng thông báo tuyển dụng công khai ít nhất 1 lần trên các thông tin đại chúng. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:
– Số lượng người làm việc cần tuyển ứng với từng vị trí việc làm;
– Số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển, xét tuyển;
– Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
– Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, số điện thoại di động hoặc cố định của cá nhân, bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển, xét tuyển;
– Các vị trí việc làm được đăng ký 02 nguyện vọng (Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).
Như vậy, việc tuyển dụng viên chức có thể thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Tùy thuộc vào nhu cầu của cơ quan, đơn vị sẽ có thông báo cụ thể về số lượng vị trí việc làm thực hiện thi tuyển, xét tuyển. Do đó, nếu trong đợt tuyển viên chức lần này có số lượng viên chức được xét tuyển thì bạn có thể nộp hồ sơ để xét tuyển. Nếu không có số lượng ví trí được xét tuyển thì bạn muốn vào viên chức đợt này thì phải thi tuyển.
Thời gian công tác tại 2 bệnh viện có được cộng dồn để xét tuyển không?
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện để tuyển thẳng viên chức như sau:
“Điều 13. Tiếp nhận vào viên chức
1.Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm, cụ thể như sau:
a) Người có đủ 05 năm công tác trở lên đang làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật.
Thời gian công tác quy định tại điểm này là thời gian làm chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Trường hợp thời gian tập sự, thử việc tại công việc đang làm theo quy định của pháp luật ít hơn thời gian tập sự của công việc được tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này thì thời gian chênh lệch ít hơn này được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn.”
Theo quy định trên và đối chiếu với trường hợp của bạn chúng tôi xin phân tích và giải đáp như sau:
Thứ nhất: Bạn có 02 quá trình làm việc ở Bệnh viện tư nhân A (1/2019 – 8/2018) là 2 năm 8 tháng. Thời gian này có đóng BHXH. Tại Bệnh viện huyện B tập sự 12 tháng, từ tháng 2/2020 – nay là hơn 04 năm làm việc theo hợp đồng lao động, có đóng BHXH đầy đủ.
Thứ hai: Bệnh viện tư nhân A mà bạn làm việc được xác định là tổ chức thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
Thứ ba: Thời gian công tác ở Bệnh viên tư nhân A và Bệnh viện Huyện B cùng một vị trí công việc.
Thứ tư: Thời gian công tác của bạn ở Bệnh viện tư nhân A và Bệnh viên huyện B là không liên tục nhưng chưa nhận trợ cấp BHXH 1 lần nên được cộng dồn.
Như vậy: trong trường hợp này: bạn đủ điều kiện về thời gian làm việc để xét tuyển thẳng vào viên chức. Điều này có nghĩa là thời gian làm việc, có đóng BHXH ở Bệnh viện tư nhân A là 2 năm 8 tháng và hơn 4 năm làm việc ở Bệnh viện huyện B có được cộng dồn là 6 năm 8 tháng để xét tuyển viên chức.
Kết luận:
Thời gian làm việc của bạn được cộng dồn để tính xét tuyển. Đối với việc xét tuyển thẳng viên chức của Bệnh viện huyện B đợt này bạn vui lòng xem chi tiết tại Thông báo của Bệnh viên.
- Hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức khai lý lịch không trung thực
- Thời gian đào tạo có được tính vào thời gian công tác liên tục của viên chức?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty không thông báo kết quả công việc mà NLĐ đã làm thử có bị phạt?
- Nội dung mà NSDLĐ phải công khai tại nơi làm việc năm 2023
- Đăng ký nội quy lao động theo quy định mới của Nghị định 148/2018/NĐ-CP
- Cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm theo luật mới
- Có được chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nghỉ ốm đau dài ngày không?