Nội dung câu hỏi:
Tôi hiện tại là nhân viên bán hàng cho 1 công ty, tôi làm được 3 năm và cũng đã được kí hợp đồng vô thời hạn với công ty. Hiện tại công ty báo là do làm ăn thua lỗ nên quyết định sẽ giải thể công ty vào 1/12. Nhưng không hề có 1 văn bản nào gửi đến tôi mà chỉ báo với người giám sát trực tiếp của tôi rồi người giám sát báo miệng lại với tôi thôi. Vì giám sát của tôi nói là sẽ không được đền bù hợp đồng gì cả do công ty giải thể và khuyên tôi nên làm đơn xin nghỉ việc từ bây giờ để được giải quyết lấy lại sổ bảo hiểm trước khi công ty đóng cửa vào tháng 12 này. Vậy trong trường hợp này, tôi Có được đền bù hợp đồng khi công ty giải thể không? Tôi đang rất hoang mang. Anh, chị vui lòng chỉ giúp tôi nha. Cảm ơn anh/chị rất nhiều!
- Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể?
- Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể và nợ tiền BHXH
- Bồi thường cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động bị chấm dứt thuộc 1 trong 13 trường hợp dưới đây:
Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, trường hợp công ty chấm dứt hoạt động,giải thể, phá sản là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
“2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.”
Như vậy, khi công ty bị giải thể thì các khoản tiền liên quan trực tiếp tới người lao động như: tiền lương, tiền đóng bảo hiểm, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi đã thỏa thuận trước đó được ưu tiên chi trả trước những nghĩa vụ khác của công ty.
Có được đền bù hợp đồng khi công ty giải thể không?
Do hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp công ty giải thể là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Chính vì thế, khi công ty giải thể, công ty không có nghĩa vụ phải bồi thường hợp đồng cho người lao động. Chỉ có những trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì người sử dụng lao động mới có nghĩa vụ phải bồi thường hợp đồng cho người lao động.
Khi công ty giải thể, người lao động cần lưu ý gì.
(1) Trợ cấp thôi việc khi công ty giải thể
Khi công ty giải thể thì công ty vẫn có nghĩa vụ thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trên thực tế, rất nhiều người lao động không nghĩ tới vấn đề này để yêu cầu công ty. Trợ cấp thôi việc được quy định tại điều 46 bộ luật lao động 2019 như sau:
Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
…”
Do đó, công ty giải thể có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
(2) trợ cấp thất nghiệp khi công ty giải thể.
Ngoài trợ cấp thôi việc, khi công ty giải thể, người lao động nếu đáp ứng điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể được giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp khi công ty giải thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như: nợ tiền đóng bảo hiểm, không làm thủ tục chốt sổ cho người lao động hoặc làm thủ tục liên quan tới bảo hiểm muộn.
Tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Như vậy, người lao động lưu ý vấn đề này ddeeryeeu cầu công ty chốt sổ bảo hiểm và trả lại các giấy tờ liên quan đúng theo quy định khi công ty giải thể.
để tìm hiểu cụ thể chế độ này, bạn có thể tham khảo bài viết:
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận, bạn đã làm việc ở công ty được 3 năm và đang có hợp đồng lao động không xác định thời hạn. nếu công ty giải thể thì bạn sẽ không được bồi thường hợp đồng. Công ty chỉ có nghĩa vụ trả tiền lương, tiền bảo hiểm, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác đã được thỏa thuận cho bạn.
Nếu trong quá trình giải quyết bạn còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc có khác nhau?
- Cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc khi cải tiến thiết bị sản xuất
- Xác lập HĐLĐ bằng miệng nghỉ việc không lương có được hỗ trợ do dịch?
- Doanh nghiệp yêu cầu phụ nữ có thai làm thêm giờ có được không?
- Hợp đồng lao động có phải giao kết bằng văn bản không?