19006172

Công ty cho nghỉ việc không báo trước bị phạt như thế nào?

Công ty cho nghỉ việc không báo trước bị phạt như thế nào?

Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi muốn hỏi nếu công ty đơn phương muốn cho người lao động nghỉ việc trước khi hết thời hạn hợp đồng thì cần phải báo trước cho người lao động bao lâu? Nếu như công ty cho nghỉ việc nhưng không báo trước thì sẽ bị phạt như thế nào? Mong sớm được phản hồi! Tôi cám ơn rất nhiều!



Công ty cho nghỉ việc không báo trước

Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thời hạn báo trước khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định như sau:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà khi đơn phương chấm hợp đồng lao động với người lao động; công ty sẽ phải báo trước cho người lao động với thời hạn như sau:

– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với

+) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

+) Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Thứ hai, về mức phạt nếu công ty cho người lao động nghỉ việc không báo

Theo Điều 41 Bộ luật lao động năm 2012 thì khi công ty không tuân thủ quy định về thời hạn báo trước thì sẽ bị xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Khi đó, công ty sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

– Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

– Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

– Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường nêu trên; hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP không có quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

--> Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

luatannam