Công ty có được đặt ra mức lương trần cho các công việc khác nhau?
Công ty tôi có thể đưa ra mức trần để trả lương cho các công việc khác nhau? Ví dụ: Cử nhân Luật, Kế toán áp dụng mức lương trần như nhau. Mong tổng đài vấn giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Trả lương cho người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ
- Cách tính tiền lương trong tháng cho người lao động
- Tiền lương trong thời gian điều chuyển công việc khác là bao nhiêu?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về công ty có được đặt ra mức lương trần cho các công việc khác nhau, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”
Như vậy
Theo quy định trên thì pháp luật lao động về tiền lương chỉ quy định về mức lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương mà không cấm doanh nghiệp áp dụng mức lương trần để trả lương cho các công việc khác nhau như cử nhân Luật, kế toán… nên vấn đề này sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên việc áp dụng mức lương trần này phải tham khảo ý kiến của tập thể người lao động.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Trên đây là bài viết về vấn đề công ty có được đặt ra mức lương trần cho các công việc khác nhau? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Tiền lương trong thời gian điều chuyển công việc khác là bao nhiêu?
Có được cắt giảm các khoản phụ cấp của người lao động?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đã đến tuổi nghỉ hưu có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
- NLĐ chưa đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng lương ngày nghỉ Tết?
- Trả trợ cấp thôi việc khi có thời gian nghỉ thai sản
- Công ty không ký tiếp hợp đồng lao động có phải báo trước cho NLĐ?
- Công ty có phải trả lương tháng 13 khi nghỉ việc không?