Công ty không giải quyết cho lao động nữ nghỉ không lương sau thai sản
Xin chào tổng đài tư vấn! Lao động công ty tôi nghỉ hết 6 tháng sinh con hưởng bảo hiểm. Vì không sắp xếp được việc nên chị ấy xin công ty cho nghỉ không lương sau thai sản là 1 tháng. Tuy nhiên công ty không đồng ý cho chị ấy nghỉ được vì không sắp xếp được người làm thì có sai luật hay không? Nếu chị ấy cứ tự nghỉ thì công ty có thể lập tức sa thải chị ấy vì nghỉ quá 5 ngày cộng dồn được hay không?
- Người lao động nghỉ không phép bao nhiêu ngày sẽ bị sa thải?
- Thời hiệu sa thải lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Bị sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề nghỉ không lương sau thai sản
Căn cứ Điều 157 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
“Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động”.
Như vậy, theo quy định thì khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định mà có nhu cầu thì lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với công ty. Luật nêu là thỏa thuận chứ không yêu cầu bắt buộc công ty phải cho người lao động nghỉ. Vì thế, nếu công ty bạn do không sắp xếp được nhận sự nên không chấp thuận yêu cầu nghỉ không lương sau thai sản của người lao động thì cũng không trái luật.
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ nhất, về vấn đề sa thải người lao động
Căn cứ Khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”.
Như vậy, khi người lao động công ty bạn nghỉ hết 6 tháng thai sản theo quy định rồi lại tự ý nghỉ thêm 01 tháng thì người này vẫn đang trong thời hạn nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Và theo quy định thì đó là 01 trong các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, công ty không thể lập tức sa thải người lao động này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Trong thời gian nghỉ không lương có được ký hợp đồng với công ty khác?
Người lao động nghỉ không lương dài ngày có được tính phép năm không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ ngay khi vừa kết thúc hợp đồng nhưng không báo trước
- Có được thay đổi công việc lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
- Sau khi nghỉ thai sản có được nghỉ phép năm không?
- Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
- Xử phạt công ty không khai trình việc sử dụng lao động theo thời hạn quy định