Đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường chi phí đào tạo
Em chào anh chị. Em là sinh viên, cách đây hơn 2 tháng em có làm partime cho 1 siêu thị mini. Bắt đầu vào làm cty có cho e ký 1 bản hợp đồng đào tạo có ghi điều khoản phải làm cho cty ít nhất 1 năm, nếu tự ý nghỉ việc trước thời hạn sẽ phải đền hợp đồng 30 triệu, trong thời gian làm việc nếu sảy ra thất thoát hàng hoá thì cũng phải chịu trách nhiệm đền bù. Sau 1 tháng làm việc cty giữ lương của em 1 triệu và bắt em chịu chung với các nhân viên khác số tiền hàng hết hạn sử dung.
Bắt đầu từ tháng làm việc thứ 2 thì ngoài khoản lương em được nhận thì em phải chịu chung với các nhân viên khác tiền hàng hủy (rau củ quả, thịt không bán kịp bị hư hỏng thối rữa), mà trong hợp đồng không ghi khoản này, cũng như hàng hết hạn. Bình thường cứ đến giờ hết ca làm việc em phải dọn dẹp sắp xếp ngăn lắp hàng hoá trong cửa hàng, báo cáo nhân sự, nhân sự ok thì mới được về nên hầu hết em đều phải làm thêm từ 30p-1 tiếng mỗi ca mà ko được tính công. Thời gian trả lương thì rất chậm, không bao giờ đúng ngày cả.
Em không đồng tình với cách làm việc của cty nên đã tự ý nghỉ việc. Mấy hôm trước cty báo giấy về trường em đang học yêu cầu em đến đền bù hợp đồng với số tiền là 30tr với nửa tháng tiền lương. Vậy các anh chị cho em hỏi, cty yêu cầu như vậy có đúng ko ạ? Và em có phải đền bù gì trong Trường hợp này không ạ?
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo
- Có cần hòa giải trước khi khởi kiện đòi bồi thường chi phí đào tạo?
- Trường hợp nào người lao động sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 có quy định về các trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải thông báo trước như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định này, một trong những trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải thông báo trước khi không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng hạn.
Theo sự việc bạn trình bày, bạn thường xuyên phải làm việc thêm 30 phút tới 60 phút trước khi bàn giao công việc nhưng không được siêu thị trả thêm tiền lương và việc trả lương cũng thường xuyên bị chậm so với hạn trả lương bình thường. Vì thế, bạn có thể đưa ra những lí do nêu trên để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải thực hiện việc thông báo trước cho siêu thị, nơi bạn đang làm việc.
Thứ hai, bồi thường chi phí đào tạo.
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”
Theo quy định nêu trên, chi phí đào tạo là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình đào tạo nghề cho người lao động và phải có chứng từ hợp lệ. Khi người lao động vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho người sử dụng lao động thì người lao động phải bồi thường những chi phí đã phát sinh thực tế trong quá trình mình được đào tạo chứ không phải bồi thường theo chi phí ấn định mà người sử dụng lao động đưa ra.
Như vậy, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật (khi không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng hạn) thì bạn không phải thông báo trước cho siêu thị nơi bạn làm việc được biết và không phải bồi thường nửa tháng tiền lương cũng như những chi phí mà siêu thị đã bỏ ra để đào tạo nghề cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Bồi thường chi phí đào tạo khi viên chức không được cấp văn bằng tốt nghiệp
- Bị sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
- Bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ ngang
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ hằng năm đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại
- Đăng ký lại thang bảng lương trong trường hợp bị thất lạc như thế nào?
- NLĐ tự do mất việc làm nhưng có đất nông nghiệp có được hỗ trợ dịch Covid?
- Trường hợp nào khi thử việc người lao động sẽ phải đóng BHXH?
- Công ty có được thu lệ phí khi tuyển dụng lao động không?