19006172

HĐLĐ năm 2023 có bắt buộc phải thể hiện phụ cấp trách nhiệm?

HĐLĐ năm 2023 có bắt buộc phải thể hiện phụ cấp trách nhiệm?

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Công ty tôi là công ty chuyên sản xuất thiết bị điện tử và dự kiến ký kết HĐLĐ với 1 NLĐ với công việc là quản lý tổ sản xuất. Dự kiến với vị trí này thì NLĐ sẽ được hưởng tiền phụ cấp trách nhiệm của công ty nhưng tôi không biết phụ cấp này có phải ghi rõ trong HĐLĐ hay không? Nếu có mà không thể hiện trong HĐLĐ thì có bị xử phạt không? Và khoản phụ cấp trách nhiệm có tính đóng BHXH hay không? Tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn.



Phải thể hiện phụ cấp trách nhiệm

Luật sư tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, HĐLĐ năm 2023 có bắt buộc phải thể hiện phụ cấp trách nhiệm?

Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;”

Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì trong HĐLĐ bắt buộc phải có nội dung về mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.

Do đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì công ty bạn là công ty chuyên sản xuất thiết bị điện tử và dự kiến ký kết HĐLĐ với 1 NLĐ với công việc là quản lý tổ sản xuất. Dự kiến với vị trí này thì NLĐ sẽ được hưởng tiền phụ cấp trách nhiệm nên trong HĐLĐ được ký với NLĐ phải thể hiện rõ khoản phụ cấp trách nhiệm theo quy định.

Thứ hai, mức phạt khi không thể hiện phụ cấp trách nhiệm trong HĐLĐ

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì:

Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Theo đó, đối với việc công ty bạn vi phạm việc giao kết hợp đồng lao động không thể hiện phụ cấp trách nhiệm thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Thứ ba, phụ cấp trách nhiệm có tính đóng BHXH

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“2. Tiền lương do đơn vị quyết định

2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.”

Như vậy, theo quy định trên thì khoản phụ cấp trách nhiệm khi công ty trả cho NLĐ sẽ phải tính đóng BHXH.

Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn Luật lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Phụ cấp lương mang tính chất bắt buộc không?

luatannam