19006172

Hiểu thế nào là cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng?

Hiểu thế nào là cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng?

Tôi có nghe thời sự nói là hôm nay Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ra chỉ thị về việc sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 có đúng không? Vậy có thể hiểu thế nào là cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng ạ? Và doanh nghiệp có thể cho người lao động đi làm việc hay không? Vì tình hình hình này doanh nghiệp đã khó khăn rồi, nếu đóng cửa 15 ngày nữa thì sẽ thiệt thòi cho cả doanh nghiệp và cả người lao động. Mong sớm nhận được giải đáp! Tôi cám ơn!



Cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua tổng đài1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cho bạn cụ thể như sau:

Ngày 31/03/2020, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó có nội dung:

“1. Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động… “.

Tuy nhiên, “cách ly toàn xã hội” ở đây chưa phải quyết định phong tỏa mà là khuyến cáo, yêu cầu của Chính phủ.

Theo đó, người dân được yêu cầu ở trong nhà nhưng vẫn có thể ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; hoặc làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (những nơi không bị đóng cửa, dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác.

Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, người đứng đầu các đơn vị căn cứ diễn biến dịch bệnh, tự quyết định việc tiếp tục cho người lao động đi làm hay không. Nhưng trên tinh thần chung, Chính phủ vẫn khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để người lao động làm việc tại nhà.

Điều này đồng nghĩa; kể từ 0 giờ ngày 01/04/2020; các nhà máy, phân xưởng sản xuất vẫn có thể hoạt động bình thường; xe đưa đón công nhân vẫn được hoạt động. Tuy nhiên, người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

--> Hướng dẫn tạm dừng đóng BHXH khi bị thiệt hại do dịch Covid tại Hà Nội

 

 

luatannam