19006172

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng người lao động dưới 18 tuổi

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng người lao động dưới 18 tuổi

Cho tôi hỏi tôi muốn sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc tại công ty của tôi thì có cần lưu ý vấn đề gì không ạ? Nếu như không thực hiện đúng thì bị phạt có nặng lắm không? Tôi cám ơn nhiều nhé!



Sử dụng người lao động dưới 18 tuổi

Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng người lao động dưới 18 tuổi

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.

Như vậy, trước hết có thể khẳng định là bạn có quyền giao kết hợp đồng lao động với người người lao động dưới 18 tuổi.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 18 và Điều 163 Bộ luật lao động năm 2012; bạn cần lưu ý một số các vấn đề sau đây:

– Không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi này làm các công việc hoặc làm việc tại các địa điểm làm việc được quy định tại Khoản 1 Điều 162; Điều 165 Bộ luật lao động năm 2012 và Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH; Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH.

– Việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi; phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

– Không để người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi làm quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

– Chỉ bố trí cho từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nếu thuộc nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Cho người này khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

– Phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Phải tạo cơ hội để người này được tham gia lao động được học văn hóa.

Thứ hai, về mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên

Căn cứ Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên như sau:

– Phạt cảnh cáo nếu không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu:

+) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật;

+) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;

+) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu:

+) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;

+) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động.

Lưu ý:

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì các mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật lao động trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

--> Tuổi tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành

 

luatannam