Mức đoàn phí và kinh phí công đoàn đối với hợp tác xã hiện nay
Chào tổng đài tư vấn! Các bạn cho mình hỏi cách tính đoàn phí và kinh phí công đoàn đối với hợp tác xã như thế nào vậy? Xin cảm ơn!
- Mức phạt đối với công ty không đóng kinh phí công đoàn
- Phân cấp thu kinh phí công đoàn của công ty theo quy định hiện hành
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thuộc đối tượng tham gia công đoàn?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về mức đoàn phí và kinh phí công đoàn; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về mức đóng kinh phí công đoàn của hợp tác xã
Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, đối với hợp tác xã thì mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, về mức đóng đoàn phí của đoàn viên ở hợp tác xã
Căn cứ Khoản 3 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ quy định như sau:
“Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước”.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Theo đó, mức đóng đoàn phí hàng tháng đối với đoàn viên tại công đoàn hợp tác xã bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
Từ ngày 01/07/2017 đến ngày 30/06/2018, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng. Vì thế mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa trong thời gian này là 130.000 đồng. Còn từ ngày 01/07/2018 mức lương cơ sở tăng lên 1.390.000 đồng/tháng nên từ thời điểm đó mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa cũng tăng lên thành 139.000 đồng.
Bạn vui lòng căn cứ các quy định nêu trên để xác định mức đoàn phí và kinh phí công đoàn mà hợp tác xã của bạn phải nộp.
Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Hiệu trưởng có phải đóng đoàn phí công đoàn hay không?
Có được thu đoàn phí của người lao động chưa tham gia công đoàn?
Nếu có vấn đề gì vướng mắc về đoàn phí và kinh phí công đoàn; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm
- Cách tính lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương theo tháng
- 8 trường hợp người lao động nghỉ việc sẽ được trả trợ cấp thôi việc
- Thời hạn tối đa để xin nghỉ không hưởng lương