Mức lương tối thiểu năm 2022 của người lao động được công ty đào tạo
Tôi mới thành lập công ty nên muốn hỏi 1 số vấn đề mức lương của người được công ty đào tạo! Công ty của tôi làm trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đông lạnh. Sau khi tuyển dụng chúng tôi sẽ đào tạo cơ bản về kiến thức về thực phẩm đông lạnh cũng như kỹ năng chế biến cho người lao động. Vậy thì những người này có được tính là lao động đã qua đào tạo để tính thêm 7% lương vào lương tối thiểu vùng hay chưa? Tôi có thành lập trụ sở ở Gia Lâm Hà Nội và chi nhánh ở Tiên Du Bắc Ninh thì tất cả người lao động đều được tính lương theo mức tối thiểu vùng của trụ sở chính hay sao? Tôi thấy mọi người bảo tôi nên trả lương cho người lao động cao 1 chút để sang tháng 1 năm sau không phải làm thủ tục điều chỉnh nữa. Không biết như vậy có đúng không ạ? Nếu vậy thì mức đóng bảo hiểm của người lao động và công ty sẽ như thế nào? Mong sớm được giải đáp! Tôi cám ơn nhiều!
Tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mức lương của người lao động được công ty đào tạo
Căn cứ Khoản 2.6 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức lương đóng Bảo hiểm của người lao động như sau:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, trong trường hợp của bạn: người lao động được công ty bạn đào tạo thì cũng vẫn được hưởng lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm hai bên ký Hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/07/2022 như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương qua đào tạo (Đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng I |
4.680.000 |
5.007.600 |
Vùng II |
4.160.000 |
4.451.200 |
Vùng III |
3.640.000 |
3.894.800 |
Vùng IV |
3.250.000 |
3.477.500 |
Căn cứ vào Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì Gia Lâm – Hà Nội là vùng lương I, còn khu vực Tiên Du – Bắc Ninh là vùng lương II. Do đó, khi Doanh nghiệp bạn ký Hợp đồng lao động với người lao động ở trụ sở chính hoặc chi nhánh thì phải đáp ứng theo mức lương tối thiểu vùng như nêu trên: Vùng I (5.007.600 đồng) và Vùng II (4.451.200 đồng)
Lưu ý, mỗi năm nhà nước sẽ ban hành 01 Nghị định để thay đổi mức lương tối thiểu vùng nên Doanh nghiệp bạn có thể để mức lương năm 2022 đúng theo mức tối thiểu và sang năm 2023 nếu có sự thay đổi sẽ làm điều chỉnh sau.
Thứ hai, về vấn đề xác định địa bàn làm việc để trả lương
Căn tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về việc xác định địa bàn trả lương cho người lao động như sau:
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
– Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
– Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bạn cho biết công ty của bạn có trụ sở ở Gia Lâm, Hà Nội và chi nhánh ở Tiên Du, Bắc Ninh. Theo quy định nêu trên thì người lao động được ký Hợp đồng và làm việc ở Gia Lâm, Hà Nội sẽ được áp dụng lương tối thiểu của vùng I (5.007.600 đồng/tháng); còn người ký hợp đồng và làm việc ở Tiên Du, Bắc Ninh sẽ được áp dụng theo lương tối thiểu của vùng II (4.451.200 đồng/tháng).
Về mức đóng Bảo hiểm của Người lao động và người sử dụng lao động bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Đối tượng và mức lương đóng Bảo hiểm xã hội năm 2022
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Công ty trả lương hàng tháng cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng
- Các công việc được thực hiện chế độ hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp
- Thời gian thử việc khi sử dụng lao động giúp việc gia đình
- Công ty không giao bản hợp đồng lao động cho người lao động có đúng không?
- Viên chức được nghỉ việc không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?
- Thủ tục đăng ký sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam