Nội dung câu hỏi:
Mức lương tối thiểu vùng khi làm việc theo HĐLĐ ở huyện Gia Lâm – Hà Nội. Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Tôi là kế toán của một doanh nghiệp tư nhân. Theo tôi biết, từ ngày 1.7.2024 mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động có sự thay đổi nhưng tôi không biết NLĐ làm việc tại doanh nghiệp tư nhân có thuộc đối tượng được tăng lương tối thiểu vùng không? Mức lương tối thiểu vùng được quy định như thế nào theo quy định mới? Hiện nay doanh nghiệp tôi đang hoạt động tại địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tôi còn được cộng thêm % lương đã qua đào tạo đúng không? Xin cảm ơn.
- Làm việc trong cơ quan nhà nước có áp dụng mức lương tối thiểu vùng?
- Có được trả lương theo sản phẩm thấp hơn lương tối thiểu vùng?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.“
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là kế toán của một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là đối tượng được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và bạn đi làm việc theo chế độ tiền lương theo HĐLĐ nên cũng thuộc đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.”
Mức lương tối thiểu vùng khi làm việc theo HĐLĐ ở huyện Gia Lâm – Hà Nội
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục của Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về vùng lương I gồm các địa bàn như sau:
“1. Vùng I, gồm các địa bàn:
– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn là kế toán của một doanh nghiệp tư nhân. Từ ngày 01/07/2024 bạn sẽ được áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng mới và tại huyện Gia Lâm, Hà Nội thì mức lương tối thiểu vùng sẽ bằng 4.960.000 đồng/tháng.
Mức lương đối với lao động đã qua đào tạo
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”
Theo đó; mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Hiện tại, các quy định về việc cộng thêm 7% cho những NLĐ qua đào tạo đã không còn, thay vào đó, Chính phủ khuyến khích những đơn vị sử dụng lao động đang áp dụng chính sách lương có lợi cho NLĐ như cộng thêm 7% cho những trường hợp qua đào tạo tiếp tục thực hiện tiếp.
Như vậy, chính sách cộng thêm 7% so với lương tối thiểu vùng tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP không còn bắt buộc. Nhà nước khuyến khích.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Công ty trả lương hàng tháng cho người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng
- Xử lý hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động
- Tạm đình chỉ công việc có phải hình thức kỷ luật lao động?
- Khai báo tai nạn với người làm việc không theo hợp đồng lao động
- Tự ý điều chuyển người lao động sang làm việc khác với hợp đồng
- Bồi thường cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật