Năm 2023 có phải đóng tiền công đoàn cho lao động nước ngoài không?
Công ty em mới làm giấy phép lao động và ký hợp đồng với 1 người lao động nước ngoài. Vậy cho em hỏi theo quy định của năm 2023 thì có phải đóng tiền công đoàn cho lao động nước ngoài hay không ạ? Nếu có thì đóng bao nhiêu ạ? Em cám ơn nhiều!
- Chưa thành lập công đoàn cơ sở có phải nộp phí công đoàn?
- Điều kiện và hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất về vấn đề đóng đoàn phí công đoàn cho lao động nước ngoài
Căn cứ Điều 4 Điều lệ Công đoàn việt Nam năm 2013 quy định như sau:
“Điều 4. Nhiệm vụ của đoàn viên
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh….”
Bên cạnh đó, Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 có nêu:
“1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam”.
Như vậy, chỉ có đoàn viên của Công đoàn Việt Nam mới có trách nhiệm phải đóng đoàn phí công đoàn. Trong khi đó, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng được kết nạp vào tổ chức Công đoàn nên cũng không phải đóng đoàn phí.
Thứ hai, về vấn đề đóng kinh phí công đoàn cho người lao động nước ngoài
+) Đối với người sử dụng lao động;
Căn cứ Điều 4 và Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động”.
“Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội…”
Như vậy, bất kể công ty bạn có tổ chức công đoàn cơ sở hay không thì cũng đều phải đóng kinh phí công đoàn. Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Vì thế, nếu người lao động nước ngoài tại công ty bạn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì khi tính đóng kinh phí công đoàn; công ty bạn cũng phải tính thêm cả người lao động này.
+) Đối với người lao động là người nước ngoài;
Căn cứ Khoản 3 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
“Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước”
Theo quy định trên, chỉ có đoàn viên công đoàn sẽ phải đóng phí công đoàn hằng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội. Do đó, người nước ngoài không thuộc đối tượng kết nạp vào Công đoàn thì sẽ không phải là Đoàn viên công đoàn và khi đó thì họ sẽ không phải đóng phí công đoàn hằng tháng.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về lao động 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp
- Đăng ký thang bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
- Lao động tạp vụ có bắt buộc phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- NLĐ tự do mất việc làm nhưng có đất nông nghiệp có được hỗ trợ dịch Covid?
- Mức phạt khi công ty không ký hợp đồng đào tạo nghề với người lao động
- Thử việc sau đó nghỉ có được hưởng phép năm không?