Năm 2023 lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn có bị xử phạt?
Xin chào tổng đài tư vấn, công ty em thành lập cuối năm 2022 nhưng chưa lập sổ quản lý lao động và đnay công ty mới lập thì có sai quy định không ạ? Nếu bị quá hạn thì có bị phạt về việc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hay không? Bây giờ em lập sổ thì cần phải có những nội dung gì ở trong đó? Em xin cảm ơn rất nhiều.
- Cách lập sổ quản lý lao động theo quy định hiện hành
- Công ty có phải đăng ký sổ quản lý lao động hay không?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về cách lập sổ quản lý lao động đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về lập sổ quản lý lao động
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
“Điều 3. Sổ quản lý lao động
Việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động tại khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.”.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động thì công ty bạn sẽ phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Do đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn thành lập cuối năm 2023 và nếu bắt đầu hoạt động từ thời điểm đó và đến nay mới bắt đầu lập sổ quản lý lao động là không đúng quy định.
Thứ hai, năm 2023 lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn có bị xử phạt?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
“Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu là tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
Thứ ba, nội dung của sổ quản lý lao động
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu trên thì sổ quản lý lao động công ty bạn phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
– Họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
– Trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề;
– Vị trí việc làm;
– Loại hợp đồng lao động;
– Thời điểm bắt đầu làm việc;
– Tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tiền lương; nâng bậc, nâng lương;
– Số ngày nghỉ trong năm;
– Số giờ làm thêm;
– Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
– Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do
Nếu còn vướng mắc về cách lập sổ quản lý lao động; Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
->Công ty có phải đăng ký sổ quản lý lao động hay không?