Nội dung câu hỏi:
Năm 2023 mức lương tối thiểu vùng của TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Luật sư giải đáp giúp em thắc mắc như sau: Mức lương tối thiểu vùng sẽ là mức lương thấp nhất mà công ty phải trả cho người lao động đúng không? Theo quy định mới thì mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Có phải toàn bộ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng theo mức lương vùng I hay không? Mức lương tối thiểu vùng sau khi đã nhân với % qua đào tạo là bao nhiêu tiền?
- Mức lương tối thiểu vùng khi làm việc theo HĐLĐ ở huyện Gia Lâm – Hà Nội
- Làm việc trong cơ quan nhà nước có áp dụng mức lương tối thiểu vùng?
Luật sư Tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Mức lương tối thiểu vùng là gì?
Căn cứ tại Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về mức lương tối thiểu như sau:
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Theo đó, tại Khoản 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về mức lương tối thiểu theo tháng, giờ của từng vùng trên phạm vi cả nước như sau:
– Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
– Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định
Mức lương thấp nhất mà công ty phải trả cho NLĐ là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Như vậy, theo quy định trên thì mức lương thấp nhất mà người lao động được hưởng khi đi làm việc sẽ theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Hiện nay, trong năm 2023 thì mức lương tối thiểu được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Năm 2023 mức lương tối thiểu vùng của TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.680.000 |
22.500 |
Vùng II |
4.160.000 |
20.000 |
Vùng III |
3.640.000 |
17.500 |
Vùng IV |
3.250.000 |
15.600 |
Bên cạnh đó, căn cứ theo Phụ lục danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 thì:
1. Vùng I, gồm các địa bàn thuộc thành phố Hồ Chí Minh gồm:
– Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
2. Vùng II, gồm các địa bàn thuộc thành phố Hồ Chí Minh: – Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
Như vậy, từ ngày 01/07/2022, chỉ có Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh là thuộc vùng lương II, còn tất cả những quận, huyện, thành phố thuộc thành phố Hồ Chí Minh là Vùng lương I.
Mức lương phải trả cho NLĐ đã qua đào tạo là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoàn 2.6 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.“
Như vậy, đối với lao động đã qua đào tạo thì sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.Do đó, mức lương đã nhân với % đào tạo được tính bằng 5.000.600 đồng (vùng I) và 4.451.000 đồng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Quy định mới về mức lương tối thiểu vùng năm 2023
- Số ngày người lao động được nghỉ tết Âm lịch theo quy định hiện hành
- Hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng có bắt buộc phải lập bằng văn bản?
- Nhân viên có được yêu cầu công ty trả lương qua thẻ không?
- Làm việc nửa tháng cũng được tính 1 ngày nghỉ phép năm
- Công ty giữ hợp đồng lao động đã ký thì hợp đồng có hiệu lực không?