Nội dung câu hỏi:
Ngày 29/8, tôi ký hợp đồng lao động với Bệnh viện tỉnh số 2914/HĐLĐ-BVT; làm công việc liên quan đến công nghệ thông tin; loại hợp đồng có thời hạn 24 tháng (từ ngày 01/09); hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ của bệnh viện (không phải ngân sách Nhà nước cấp); có đóng BHXH. Xin hỏi, tôi có phải là đối tượng được hưởng lương thường xuyên không?
- Có quy định về cách tính tiền lương tháng thứ 13 hay không?
- Trong thời hạn nghỉ không hưởng lương có được hưởng chế độ ốm đau?
- Kỳ hạn trả lương đối với người lao động hưởng lương tháng
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp này của bạn về: Người làm việc theo HĐLĐ 24 tháng có hưởng lương thường xuyên; Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Tiền lương theo quy định của bộ luật lao động
Căn cứ pháp luật: Điều 90 Bộ luật lao động 2019 có quy định về tiền lương như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Mặt khác, về kì hạn trả lương cho người lao động được quy định tại điều 97 bộ luật lao động 2019 như sau:
“Điều 97. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”
Đồng thời, trong hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 21 Bộ Luật lao động 2019 quy định 10 nội dung phải thể hiện trong hợp đồng, cũng như trong mẫu hợp đồng lao động không có quy định hưởng lương thường xuyên hay không hưởng lương thường xuyên, mà chỉ quy định tiền lương và phụ cấp do 2 bên thoả thuận.
Đối tượng được nâng lương thường xuyên
Căn cứ pháp luật: Khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV có quy định về các đối tượng được nâng lương thường xuyên như sau:
“Điều 1. Phạm vi và đối tượng
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
a) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
– Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
– Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát);
– Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).
b) Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
c) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.
d) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.
Các đối tượng tại các Điểm a, b, c và d Khoản này sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.”
Theo quy định nêu trên, Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật mới thuộc đối tượng được nâng lương thường xuyên.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Người lao động hưởng lương thường xuyên là người lao động hưởng lương theo định kì, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đồng thời, pháp luật lao động không quy định về vấn đề lương thường xuyên và chi trả lương thường xuyên như thế nào.
Tuy nhiên, đối với cán bộ, công chức và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước có chế độ nâng lương thường xuyên. Trường hợp của bạn kí hợp đồng lao động với bệnh viện tỉnh có thời hạn là 24 tháng. Nếu tiền lương của bạn được xếp theo bảng lương theo quy định của nhà nước thì bạn mới thuộc đối tượng được nâng lương thường xuyên. Trường hợp tiền lương của bạn được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa bạn và bệnh viện tỉnh thì bạn không thuộc đối tượng nâng lương thường xuyên.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Người làm việc theo HĐLĐ 24 tháng có hưởng lương thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Xác định cách tính tiền lương ngày nghỉ hàng năm cho người lao động
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ phép năm của người lao động
Trong quá trình giải quyết nếu còn thắc mắc về vấn đề: Người làm việc theo HĐLĐ 24 tháng có hưởng lương thường xuyên bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Những việc Doanh nghiệp phải làm khi lương tối thiểu vùng tăng?
- Công ty có được yêu cầu người lao động làm việc 13 giờ/ngày không?
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động chưa đủ 18 tuổi
- NLĐ chấm dứt hợp đồng khi chưa hết thời hạn năm 2023
- NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không?