Nhân viên đang trong thời gian thử việc có được trả lương không?
Các bạn cho mình hỏi nhân viên đang trong thời gian thử việc có được trả lương không nhỉ? Mình cũng đang thử việc mà sếp bảo nếu làm tốt thì sếp trả 2 triệu còn không làm tốt thì mình sẽ không có lương. Mình thấy thắc mắc quá vì mình đi làm cũng bỏ công sức ra mà. Nếu có thì mình có thể yêu cầu công ty làm 1 hợp đồng lao động thử việc để ràng buộc vấn đề này không nhỉ? Và nếu công ty không trả lương thử việc cho mình thì công ty có bị phạt gì không? Mình cám ơn!
- Thời gian thử việc có phải đóng BHXH, BHYT không?
- Vấn đề ký kết hợp đồng lao động sau khi thử việc đạt yêu cầu
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhân viên đang trong thời gian thử việc có được trả lương không?
Điều 28 và Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó“.
“Điều 90. Tiền lương
1. … Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP; nếu bạn thử việc năm 2020 thì sẽ được hưởng mức lương thử việc tối thiểu như sau:
– Mức 3.757.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức 3.332.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức 2.915.500 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
– Mức 2.609.500 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Nên nếu công ty trả lời là bạn thử việc tốt sẽ được lương 2.000.000 đồng; còn không làm tốt không được hưởng lương là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai, về vấn đề giao kết hợp đồng khi thử việc
Căn cứ Điều 26 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc”.
Như vậy, nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung:
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Thứ ba, về mức phạt khi công ty không trả tiền lương thử việc
Khoản 1 Điều 5 và Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
“Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc
…2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;”
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động không trả lương hoặc trả lương cho bạn thấp hơn 85% mức lương của công việc đó sẽ bị áp dụng mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu là cá nhân; phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu là tổ chức.
– Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu lâu?
- Hiểu thế nào về trường hợp công ty thay đổi cơ cấu công nghệ?
- Khi công ty thay đổi nội quy lao động có phải đăng ký lại không?
- Điều kiện của người giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi
- Có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ sau thời gian thai sản?
- Công ty thay đổi hình thức trả lương có cần hỏi ý kiến người lao động không?