Nội dung của Sổ quản lý lao động tại Doanh nghiệp
Các anh, chị cho em hỏi là công ty em mới thành lập nên chưa có sổ quản lý lao động. Giờ lập sổ quản lý lao động thì trong sổ quản lý lao động phải bắt buộc có những nội dung gì? Em xin chân thành cảm ơn!
- Công ty có nghĩa vụ phải lập sổ quản lý lao động hay không?
- Có phải cập nhật thông tin vào sổ quản lý lao động khi HĐLĐ có hiệu lực?
- Một số vấn đề cần biết về sổ quản lý lao động của doanh nghiệp
Tư vấn Pháp luật Lao động:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”
Về việc lập sổ quản lý lao động được hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 của nghị định 145/NĐCP năm 2020 như sau:
“Điều 3. Sổ quản lý lao động
Việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động tại khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.”
Theo những quy định nêu trên, trong vòng 30 ngày, công ty của bạn phải lập sổ quản lý lao động và lưu trữ tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. nội dung bắt buộc phải có trong sổ quản lý lao động bao gồm:
Họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Công ti của bạn có trách nhiệm cập nhật những nội dung nêu trên đầy đủ, kịp thời trong suốt quá trình người lao động tham gia lao động tại đơn vị và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước về lao động như sở lao động-thương binh và xã hội; phòng lao động-thương binh và xã hội; thanh tra sở lao động-thương binh và xã hội; cơ quan bảo hiểm các cấp… có yêu cầu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Thời hạn lập sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Công ty có phải đăng ký sổ quản lý lao động hay không?
Mọi thắc mắc về sổ bảo hiểm xã hội, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Điều kiện, thủ tục để NLĐ có hợp đồng nhận tiền hỗ trợ Covid
- Tiền lương khi chuyển NLĐ làm công việc khác theo quy định mới
- Người lao động sau thời gian thử việc sẽ thành nhân viên chính thức?
- Những lưu ý khi sử dụng lao động dưới 13 tuổi là gì?
- Tự ý bỏ việc do con ốm có phải bồi thường hợp đồng không?