Quy định thời gian thử việc đối với từng công việc như thế nào?
Quy định thời gian thử việc đối với từng công việc như thế nào? Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Công ty tôi là Tổng công ty xây dựng, hoạt động cũng được hơn 2 năm. Với tính chất công việc có sự đa dạng về trình độ và cấp bậc ví dụ như giám đốc và trưởng phòng, nhân viên văn phòng, công nhân công trường, nhân viên vệ sinh… Vậy trường hợp này khi tuyển dụng thì tôi nên thỏa thuận thời gian thử việc như thế nào cho phù hợp? Luật có quy định về thời hạn tối đa đối với từng vị trí công việc không? Và nếu như công ty lỡ thử việc vượt quá thời hạn thì có sao không?
- Thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu ngày?
- Thời gian thử việc đối với cử nhân đại học là bao lâu?
- Thời gian thử việc có được dùng để tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Tư vấn Luật lao động
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về quy định thời gian thử việc đối với từng công việc như thế nào, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thời gian thử việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn là Tổng công ty xây dựng, hoạt động được hơn 2 năm. Với tính chất công việc có sự đa dạng về trình độ và cấp bậc ví dụ như giám đốc và trưởng phòng, nhân viên văn phòng, công nhân công trường, nhân viên vệ sinh… Do đó, bạn cần căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của từng công việc để xác định thời gian thử việc tối đa, cụ thể:
+) Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+) Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
+) Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Thứ hai, về vấn đề thử việc quá thời hạn
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Thử việc quá thời gian quy định;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo quy định trên thì nếu công ty bạn thử việc người lao động quá thời hạn thì công ty sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định thời gian thử việc đối với từng công việc như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Quy định lương thử việc tối thiểu là bao nhiêu?
Thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ mắc bệnh tâm thần
- Nơi làm việc không được sử dụng người chưa thành niên
- Hỗ trợ 500.000 đồng cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng dịch Covid-19
- Mức án phí khi công ty khởi kiện yêu cầu hoàn trả chi phí đào tạo
- Thời hạn chi trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ khi thay đổi công nghệ