Quy định về hợp đồng học việc theo pháp luật hiện hành
Quy định về hợp đồng học việc theo pháp luật hiện hành. Kính gửi luật sư! Công ty em mới thành lập, do mức độ công việc khó (điện-cơ khí). Nên em muốn ký hợp đồng học việc nhằm mục đích cho lao động phổ thông 2 tháng có tay nghề, kinh nghiệm trước khi vào làm chính thức. Vậy có trái với quy định không? Và trong hợp đồng này thì phải có những nội dung gì? Pháp luật lao động có quy định cụ thể không? Trong thời gian học việc thì công ty có phải trả lương cho người học việc không? Và đối với thỏa thuận học việc thì có phải đóng BHXH không? Kính mong luật sư giải thích thắc mắc giúp em.
- Hợp đồng học việc có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Ký kết hợp đồng thử việc sau khi kết thúc hợp đồng đào tạo nghề
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề ký hợp đồng học việc:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
‘”Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.”
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động có thể tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình mà không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn mới thành lập, do mức độ công việc khó (điện- cơ khí) nên bạn muốn ký hợp đồng học việc nhằm mục đích cho lao động phổ thông 2 tháng có tay nghề, kinh nghiệm trước khi vào làm chính thức. Trường hợp này công ty bạn được quyền ký hợp đồng học việc và pháp luật lao động không quy định cụ thể thời hạn học việc nên công ty bạn có thể thỏa thuận với NLĐ về thời hạn học việc. Việc ký hợp đồng học việc 2 tháng cũng không trái quy định pháp luật.
Thứ hai, về nội dung của hợp đồng học việc:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng học việc giữa công ty bạn với người học việc phải có 6 nội dung chủ yếu, bao gồm:
+) Nghề đào tạo;
+) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
+) Chi phí đào tạo;
+) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
+) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Thứ ba, về trả lương trong thời gian học việc
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.”
Theo đó, nếu trong thời gian học việc mà người học việc trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được công ty bạn sẽ trả lương cho người học việc theo mức do hai bên thoả thuận.
Thứ tư, về đóng BHXH đối với hợp đồng học việc
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Theo quy định trên thì người đang trong thời gian học việc theo hợp đồng học việc thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định về hợp đồng học việc theo pháp luật hiện hành.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Thời gian học nghề có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Cộng dồn thời gian nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con nhỏ
- Được dùng phụ lục bao nhiêu lần để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động?
- Chuyển người lao động làm công việc mới so với hợp đồng lao động
- Trình tự xử lý kỷ luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của NLĐ
- Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp