19006172

Thử việc 2 tháng có được tính hưởng trợ cấp thôi việc trong năm 2023?

Thử việc 2 tháng có được tính hưởng trợ cấp thôi việc trong năm 2023?

Chào cả nhà, cho em hỏi về vấn đề như sau: Em làm công ty và vào thử việc từ 23/8/2022–23/10/2022 thì công ty ký hợp đồng lao động. Nay em nghỉ việc, được hưởng BHTN từ BHXH, trừ 2 tháng thử việc. Vậy 2 tháng thử việc đó công ty có chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho em không? Trường hợp em nghỉ việc vì lý do công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì không sắp xếp được việc làm do dịch thì có thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc không? Thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc là bao nhiêu lâu? Em xin cảm ơn rất nhiều.



Hưởng trợ cấp thôi việc

Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Căn cứ theo Điều 48 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn làm công ty và vào thử việc từ 23/8/2022–23/10/2022 thì công ty ký hợp đồng lao động. Bạn nghỉ việc vì lý do công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ, không sắp xếp được việc làm do dịch  thì thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thứ hai, thử việc 2 tháng có được tính hưởng trợ cấp thôi việc trong năm 2023?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian thử việc sẽ được tính vào thời gian làm việc để trả trợ cấp thôi việc. Do đó, 2 tháng thử việc của bạn tại công ty sẽ không được tính hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định.

Thứ ba, về thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ Luật lao động năm 2019 thì:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Như vậy, thời hạn công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động là trong thời hạn 14 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Hưởng trợ cấp thôi việc khi có nhiều HĐLĐ kế tiếp nhau

luatannam