Trả lương cho NLĐ thuê lại thấp hơn lương của người làm cùng công việc
Trả lương cho NLĐ thuê lại thấp hơn lương của người làm cùng công việc. Tôi tên là Kiên, tôi sinh sống và làm việc tại Bình Định. Hiện nay tôi đang làm việc cho doanh nghiệp thuê lại lao động nhưng trong công ty đó có những người lao động làm công việc giống tôi mà họ lại được trả lương cao hơn tôi. Trường hợp này tôi có quyền về yêu cầu công ty cho thuê lại lao động trả lương cao hơn để bằng những người kia không? Và doanh nghiệp cho thuê lại làm như vậy có sai không? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ tổng đài. Xin chân thành cảm ơn!
- Cách tính tiền lương cho người lao động được thuê lại
- Công ty nào phải chi trả ngày nghỉ phép năm khi cho thuê lại lao động?
- Thu phí đối với người lao động thuê lại bị xử phạt như thế nào?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề trả lương cho NLĐ thuê lại thấp hơn lương của người làm cùng công việc; chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
“Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.”
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
“4. Phạt tiền doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; trả lương và các chế độ khác cho người lao động thuê lại thấp hơn so với nội dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;”
Như vậy
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Tôi tên là Kiên, tôi sinh sống và làm việc tại Bình Định. Hiện nay bạn đang làm việc cho doanh nghiệp thuê lại lao động nhưng trong công ty đó có những người lao động làm công việc giống bạn mà họ lại được trả lương cao hơn bạn.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Trường hợp này bạn có quyền về yêu cầu công ty cho thuê lại lao động trả lương bằng với mức tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
Ngoài ra, công ty cho thuê lại sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tùy vào số lượng người lao động vi phạm. Bên cạnh đó, công ty sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động.
Trên đây là bài viết về vấn đề trả lương cho NLĐ thuê lại thấp hơn lương của người làm cùng công việc. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Quy định về mức lương cho người lao động được thuê lại năm 2019
Tiền làm tăng ca qua hợp đồng cho thuê lại lao động
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ việc khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc khi mua lại công ty
- Có được khấu trừ tiền công nợ vào tiền lương của người lao động?
- Làm việc thời vụ có phải thông báo trước khi nghỉ không
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ mắc bệnh tâm thần